Loại rau tưởng chỉ làm gia vị không ngờ lại trị được nhiều bệnh "nan y", không biết là phí cả đời
Ngoài là nguyên liệu để chế biến các món ăn thì rau ngổ còn được biết là thần dược cho sức khỏe.
Rau ngổ hay còn gọi ngò om là một loại rau rất quen thuộc với các bà nội trợ để thêm vào các món canh, lẩu nhằm giúp tăng mùi thơm cho món ăn. Rau ngổ còn có thể dùng ăn sống kèm với một số món ăn khác như: bún, phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển để át bớt mùi tanh. Rau ngò om không chỉ góp mặt trong các bửa ăn hằng ngày, chúng còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả, là khắc tinh của mỗi loại bệnh.
Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Dược lý hiện đại cho thấy:
Hoạt tính chống sưng: nghiên cứu tại đại học Mahidol (Thái Lan) cho thấy ngò om có tác dụng chống sưng đau.
Hoạt tính chống oxy hóa: nghiên cứu phối hợp giữa hai đại học Mahidol University, Bangkok (Thái Lan) và Đại học Y dược Toyama (Nhật) ghi nhận nước chiết ngò om bằng methanol và các tinh dầu của L. aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc NO và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid. Hoạt tính chống oxy hóa của nước chiết bằng methanol mạnh hơn các tinh dầu.
Hoạt tính kháng khuẩn: flavonoid trong ngò om có những hoạt tính diệt khuẩn khi thử trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium cho thấy ngò om sát trùng đường ruột và đường tiểu rất tốt.
Hoạt tính diệt tế bào ung thư: nevadensin có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên các tế bào ung thư dalton lymphoma, và ung thư Ehrlich nơi chuột (Swiss albino). Hoạt tính diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml (International Journal of Pharmacology số 29-1991).
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.
Đặc điểm của rau ngổ
Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Tác dụng chữa bệnh của rau ngổ
Trị ho, sổ mũi
Ho, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết trở lạnh hay chuyển mùa.
Bài thuốc: Lấy 5 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày là bệnh sẽ bớt hẳn.
Trị sỏi thận
Cách 1: Lấy 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.
Cách 2: Hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Trị tê tay, tê chân
Nếu thường xuyên bị tê tay, tê chân hoặc các chi khớp, bạn có thể lấy ít rau ngổ, cho vào ấm nấu thành nước uống, sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Trị rắn cắn
Bệnh nhân bị rắn cắn sau khi khử độc, lấy 15-20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, đem giã nát, thêm vào 20-30 ml rượu trắng, lọc lấy nước uống. Phần bã đừng vội bỏ đi, hãy đem đắp lên vết thương và dùng gạc băng lại. Cũng có thể lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liều.
Trị bệnh gan nhiễm mỡ
Lấy 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước, uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.
Tốt cho người hay ngủ mơ
Lấy 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10-15 ngày.
Trị sỏi mật
100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.
Trị đái ra máu
Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu
Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị herpes
Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.
Trị đái dầm
Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.
Lưu ý: Khi dùng dưới dạng tươi, do rau ngổ mọc ở vùng ẩm ướt sát đất, thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa, cần lưu ý rửa kỹ khi nấu ăn, có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh nguy cơ ngộ độc. Cũng có thể nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng giun sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).
Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.
Rau ngổ hay còn gọi ngò om là một loại rau rất quen thuộc với các bà nội trợ để thêm vào các món canh, lẩu nhằm giúp tăng mùi thơm cho món ăn. Rau ngổ còn có thể dùng ăn sống kèm với một số món ăn khác như: bún, phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển để át bớt mùi tanh. Rau ngò om không chỉ góp mặt trong các bửa ăn hằng ngày, chúng còn có tác dụng trị bệnh rất hiệu quả, là khắc tinh của mỗi loại bệnh.
Trong rau ngổ có 92% nước, 2,1% protid, 1,2% glucid, 2,1% cenluloza, 0,29% vitamin B, 2,11% vitamin C, 2,11% caroten, có chứa nhiều tinh dầu (0,1%), chủ yếu là limonene, aldehyd perilla, monoterpenoid cetone, và cis-4-caranone, ngoài ra còn có các nhóm hợp chất coumarine và flavonoid có tác dụng kháng viêm và kháng khuẩn.
Dược lý hiện đại cho thấy:
Hoạt tính chống sưng: nghiên cứu tại đại học Mahidol (Thái Lan) cho thấy ngò om có tác dụng chống sưng đau.
Hoạt tính chống oxy hóa: nghiên cứu phối hợp giữa hai đại học Mahidol University, Bangkok (Thái Lan) và Đại học Y dược Toyama (Nhật) ghi nhận nước chiết ngò om bằng methanol và các tinh dầu của L. aromatica có khả năng thu các gốc tự do, các gốc NO và chống được phản ứng per-oxy hóa lipid. Hoạt tính chống oxy hóa của nước chiết bằng methanol mạnh hơn các tinh dầu.
Hoạt tính kháng khuẩn: flavonoid trong ngò om có những hoạt tính diệt khuẩn khi thử trên các vi khuẩn Bacillus subtilis, Staphylococcus aureus, E. coli, Salmonella typhimurium cho thấy ngò om sát trùng đường ruột và đường tiểu rất tốt.
Hoạt tính diệt tế bào ung thư: nevadensin có hoạt tính diệt tế bào khi thử trên các tế bào ung thư dalton lymphoma, và ung thư Ehrlich nơi chuột (Swiss albino). Hoạt tính diệt tế bào lên đến 100% ở nồng độ 75mcg/ml (International Journal of Pharmacology số 29-1991).
Theo Đông y, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, làm thuốc lợi tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư… trị thủy thũng, viêm kết mạc, phong chẩn, thủy đậu, trị những cơn đau thắt bụng.
Đặc điểm của rau ngổ
Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Tác dụng chữa bệnh của rau ngổ
Trị ho, sổ mũi
Ho, sổ mũi là các triệu chứng thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là khi thời tiết trở lạnh hay chuyển mùa.
Bài thuốc: Lấy 5 – 30 gr rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày là bệnh sẽ bớt hẳn.
Trị sỏi thận
Cách 1: Lấy 20 – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát. Cho nước sôi để nguội vào lọc lấy nước uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc này sẽ cho kết quả tốt.
Cách 2: Hái rau ngổ tươi, rửa sạch, giã nát lấy nước cốt, sau đó cho thêm một chút muối trắng vào khuấy đều và uống ngày 2 lần. Bạn cần kiên trì sử dụng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.
Trị tê tay, tê chân
Nếu thường xuyên bị tê tay, tê chân hoặc các chi khớp, bạn có thể lấy ít rau ngổ, cho vào ấm nấu thành nước uống, sẽ đỡ hơn rất nhiều.
Trị rắn cắn
Bệnh nhân bị rắn cắn sau khi khử độc, lấy 15-20g rau ngổ tươi, 25g kiến cò, đem giã nát, thêm vào 20-30 ml rượu trắng, lọc lấy nước uống. Phần bã đừng vội bỏ đi, hãy đem đắp lên vết thương và dùng gạc băng lại. Cũng có thể lấy 20 – 40 gr rau ngổ khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liều.
Trị bệnh gan nhiễm mỡ
Lấy 100g rau ngổ phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần, sắc 10 phút với 50g bạc hà phơi khô sao vàng hạ thổ 1 lần trong 100ml nước, uống liên tục 1 tháng vào buổi tối, sau khi ăn.
Tốt cho người hay ngủ mơ
Lấy 50g rau ngổ rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt, thêm vài hạt muối uống lúc sáng mới tỉnh dậy chưa đánh răng súc miệng, liên tục 10-15 ngày.
Trị sỏi mật
100g rau ngổ tươi giã nhuyễn, vắt lấy nước cốt, thêm 1 muỗng canh mật ong uống vào buổi sáng lúc đói, liên tục 10 – 15 ngày.
Trị đái ra máu
Rau ngổ 10g, cỏ tháp bút 10g, rễ cỏ tranh 10g, thái nhỏ, phơi khô, tẩm rượu, sao vàng rồi sắc uống làm hai lần trong ngày.
Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu
Lấy rau ngổ tươi rửa sạch, mộc hương nam (mua ở các hiệu thuốc nam). Sắc 2 thứ trên với 1.000 ml nước còn 250 ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
Trị herpes
Rau ngổ tươi giã nát, chắt lấy nước cốt bôi lên tổn thương herpes mảng tròn (hoặc bệnh ngoài da); kết hợp nấu nước rau ngổ để rửa hằng ngày.
Trị đái dầm
Rau ngổ 20g, mùi tàu 20g, cỏ mần trầu 20g, cỏ sữa lá nhỏ 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn chiều. Dùng 3 – 4 lần.
Lưu ý: Khi dùng dưới dạng tươi, do rau ngổ mọc ở vùng ẩm ướt sát đất, thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa, cần lưu ý rửa kỹ khi nấu ăn, có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh nguy cơ ngộ độc. Cũng có thể nhúng rau ngổ vào nước sôi có nhiệt độ 40 – 45 độ C để diệt trứng giun sán (vì những cây sống ở đầm lầy, ao hồ, thường hay có côn trùng hoặc trứng sán bám vào thân, lá cây).
Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.
Không có nhận xét nào: