Bí quyết ấn huyệt đơn giản của Trung y giúp loại cùng một lúc 9 bệnh
Những phương pháp ấn huyệt đơn giản này sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm.
1. Hạ huyết áp: Ấn huyệt Lao Cung
Theo Trung y cương mục, Lao Cung là huyệt vị nằm ở giữa lòng bàn tay. Lao nghĩa là đôi tay làm việc không biết mệt, còn cung giống như ngôi nhà lớn.
Huyệt vị này nằm ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út với ngón giữa.
Để xác định huyệt Lao Cung, bạn có thể gấp các ngón tay vào lòng bàn tay. Vị trí nơi đầu ngón giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) chính là huyệt Lao Cung.
Đối với những người có tiền sử cao huyết áp, các kích thích về tinh thần như tức giận, xúc động, mệt mỏi… có thể làm huyết áp tăng cao đột ngột.
Vào lúc này, bạn nên ấn vào vị trí huyệt Lao Cung để huyết áp khôi phục về mức bình thường một cách từ từ.
2. Đau đầu: Ấn huyệt Thái Dương
Huyệt Thái Dương nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày, nơi có đường mạch xanh. Khi ấn vào có cảm giác ê tức và có thể thấy rõ mạch máu nổi lên.
Nếu cảm thấy đau đầu, bạn có thể dùng hai ngón trỏ ấn vào huyệt Thái Dương ở hai bên. Dùng lực đạo vừa phải, xoay theo chiều kim đồng hồ ở vị trí huyệt trong khoảng 1 phút và dừng lại khi Thái Dương có cảm giác chướng đau.
Xoa bóp huyệt Thái Dương có công dụng làm giảm những cơn đau nhức ở vùng đầu, giúp não bộ được thư giãn.
3. Đau dạ dày: Ấn huyệt Túc Tam Lý
Trong các tài liệu Trung y, huyệt Túc Tam Lý được ví như “huyệt trường sinh” của cơ thể.
Huyệt vị này nằm ở dưới đầu gối 3 thốn (xấp xỉ 5, 4cm) và cách bờ xương ống chân khoảng 1 thốn (xấp xỉ 1,8cm).
Để xác định vị trí chính xác của huyệt Túc Tam Lý, bạn có thể dùng bàn tay úp ngay bên dưới đầu gối, đặt tay sao cho đầu ngón tay chạm xương ống chân. Từ vị trí đầu ngón út hơi dịch ra phía ngoài chính là huyệt Túc Tam Lý.
Khi cơn đau dạ dày phát tác, người bệnh có thể dùng hai ngón cái ấn vào vị trí huyệt Túc Tam Lý ở hai chân trong khoảng 3-5 phút cho tới khi huyệt vị hơi chướng đau thì ngừng lại.
Phương pháp đơn giản này sẽ khiến những cơn đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt, đồng thời còn kích thích tiêu hóa.
4. Nôn mửa: Ấn huyệt Nội Quan
“Trung y cương mục” có ghi lại rằng, Nội Quan là huyệt vị chủ trị các bệnh ở ngực, nằm ở khe mạch trên tay.
Huyệt vị này nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Để thấy rõ khe cơ, bạn nên gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho khe cơ nổi rõ. Huyệt Nội Quan nằm trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn.
Trong trường hợp buồn nôn, nôn mửa, bạn có thể dùng ngón giữa ấn vào huyệt Nội Quan nằm trên hai tay.
Khi ấn, vị trí huyệt có thể cảm thấy đau. Duy trì kích thích và xoa bóp huyệt trong 2 phút cho tới khi huyệt hơi sung lên thì ngừng lại.
Chỉ bằng cách làm đơn giản này, cơn buồn nôn và triệu chứng nôn mửa sẽ nhanh chóng được hóa giải.
5. Choáng váng: Ấn huyệt Nhân Trung
Theo các y tịch cổ xưa, huyệt vị này nằm ở vùng rãnh nối liền mũi – môi nên được gọi là Nhân Trung hoặc Thủy Câu.
Vị trí chính xác của huyệt Nhân Trung nằm ở giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Nếu chia độ dài phần rãnh này làm 3 phần, thì huyệt nằm ở 1/3 phía trên.
Kích thích huyệt Nhân Trung sẽ giúp huyết áp tăng cao, kích thích hô hấp. Ấn vào huyệt vị này có thể cấp cứu người bệnh bị hôn mê, khó thở, choáng váng do các chứng cảm nắng, phong hàn, ngộ độc hoặc dị ứng.
6. Bị nấc: Ấn huyệt Thiếu Thương
Huyệt Thiếu Thương nằm ở chân móng tay ngón cái. Người cảm thấy đau khi ấn vào vị trí huyệt vị này có nghĩa là hệ hô hấp không khỏe.
Ấn huyệt Thiểu Thương cũng là phương pháp trị nấc nhanh chóng và dễ dàng áp dụng.
Trong trường hợp bị nấc kéo dài, bạn dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt Thiếu Thương cho tới khi cảm giác đau trở nên rõ rệt. Chỉ một lúc sau, cơn nấc sẽ nhanh chóng biến mất.
7. Ngất xỉu: Ấn huyệt Hợp Cốc
Hợp Cốc là huyệt vị nằm ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (Hợp) của miệng hang (Cốc) nên được gọi là Hợp Cốc.
Khi muốn tự xác định vị trí huyệt Hợp Cốc, bạn chỉ cần khép khít các ngón tay trên bàn tay, sau đó áp ngón cái vào ngón trỏ tạo thành một khối cơ nổi lên, đó là vùng huyệt.
Dùng tay còn lại ấn day vào vùng này, khi thấy chỗ cảm thấy tê tới tận đầu ngón tay út thì chính là vị trí huyệt Hợp Cốc.
Trường hợp người bị ngất xỉu do trúng gió, cảm nắng, kiệt sức, dùng ngón cái ấn huyệt hợp cốc 2-3 phút là có thể thanh tỉnh.
8. Táo bón: Ấn huyệt Thiên Xu
Huyệt Thiên Xu nằm ở ngang rốn, từ rốn đo ngang ra hai bên khoảng 2 thốn (khoảng 3, 6cm) chính là vị trí huyệt.
Nếu cảm thấy đại tiện khó khăn, bạn có thể dùng ngón giữa của tay trái ấn vào vị trí huyệt Thiên Xu và giữ trong khoảng 1 phút, việc bài tiết có thể trở nên dễ dàng hơn ngay sau đó.
1. Hạ huyết áp: Ấn huyệt Lao Cung
Theo Trung y cương mục, Lao Cung là huyệt vị nằm ở giữa lòng bàn tay. Lao nghĩa là đôi tay làm việc không biết mệt, còn cung giống như ngôi nhà lớn.
Huyệt vị này nằm ở vị trí giao điểm giữa đường tâm đạo và đường thẳng dọc khe giữa hai ngón áp út với ngón giữa.
Để xác định huyệt Lao Cung, bạn có thể gấp các ngón tay vào lòng bàn tay. Vị trí nơi đầu ngón giữa chạm vào đường nếp gấp giữa lòng bàn tay (đường tâm đạo) chính là huyệt Lao Cung.
Vị trí huyệt Lao Cung trong lòng bàn tay. (Ảnh: Nguồn Internet).
Đối với những người có tiền sử cao huyết áp, các kích thích về tinh thần như tức giận, xúc động, mệt mỏi… có thể làm huyết áp tăng cao đột ngột.
Vào lúc này, bạn nên ấn vào vị trí huyệt Lao Cung để huyết áp khôi phục về mức bình thường một cách từ từ.
2. Đau đầu: Ấn huyệt Thái Dương
Huyệt Thái Dương nằm ở chỗ lõm phía sau lông mày, nơi có đường mạch xanh. Khi ấn vào có cảm giác ê tức và có thể thấy rõ mạch máu nổi lên.
Nếu cảm thấy đau đầu, bạn có thể dùng hai ngón trỏ ấn vào huyệt Thái Dương ở hai bên. Dùng lực đạo vừa phải, xoay theo chiều kim đồng hồ ở vị trí huyệt trong khoảng 1 phút và dừng lại khi Thái Dương có cảm giác chướng đau.
Xoa bóp huyệt Thái Dương có công dụng làm giảm những cơn đau nhức ở vùng đầu, giúp não bộ được thư giãn.
3. Đau dạ dày: Ấn huyệt Túc Tam Lý
Trong các tài liệu Trung y, huyệt Túc Tam Lý được ví như “huyệt trường sinh” của cơ thể.
Huyệt vị này nằm ở dưới đầu gối 3 thốn (xấp xỉ 5, 4cm) và cách bờ xương ống chân khoảng 1 thốn (xấp xỉ 1,8cm).
Để xác định vị trí chính xác của huyệt Túc Tam Lý, bạn có thể dùng bàn tay úp ngay bên dưới đầu gối, đặt tay sao cho đầu ngón tay chạm xương ống chân. Từ vị trí đầu ngón út hơi dịch ra phía ngoài chính là huyệt Túc Tam Lý.
Khi cơn đau dạ dày phát tác, người bệnh có thể dùng hai ngón cái ấn vào vị trí huyệt Túc Tam Lý ở hai chân trong khoảng 3-5 phút cho tới khi huyệt vị hơi chướng đau thì ngừng lại.
Phương pháp đơn giản này sẽ khiến những cơn đau dạ dày thuyên giảm rõ rệt, đồng thời còn kích thích tiêu hóa.
4. Nôn mửa: Ấn huyệt Nội Quan
“Trung y cương mục” có ghi lại rằng, Nội Quan là huyệt vị chủ trị các bệnh ở ngực, nằm ở khe mạch trên tay.
Huyệt vị này nằm ở mặt trước cẳng tay, giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé. Để thấy rõ khe cơ, bạn nên gấp bàn tay vào cẳng tay và nghiêng bàn tay vào phía trong cho khe cơ nổi rõ. Huyệt Nội Quan nằm trên nếp gấp khớp cổ tay 2 thốn.
Trong trường hợp buồn nôn, nôn mửa, bạn có thể dùng ngón giữa ấn vào huyệt Nội Quan nằm trên hai tay.
Khi ấn, vị trí huyệt có thể cảm thấy đau. Duy trì kích thích và xoa bóp huyệt trong 2 phút cho tới khi huyệt hơi sung lên thì ngừng lại.
Chỉ bằng cách làm đơn giản này, cơn buồn nôn và triệu chứng nôn mửa sẽ nhanh chóng được hóa giải.
5. Choáng váng: Ấn huyệt Nhân Trung
Theo các y tịch cổ xưa, huyệt vị này nằm ở vùng rãnh nối liền mũi – môi nên được gọi là Nhân Trung hoặc Thủy Câu.
Vị trí chính xác của huyệt Nhân Trung nằm ở giữa 1/3 trên và 2/3 dưới rãnh nhân trung. Nếu chia độ dài phần rãnh này làm 3 phần, thì huyệt nằm ở 1/3 phía trên.
Kích thích huyệt Nhân Trung sẽ giúp huyết áp tăng cao, kích thích hô hấp. Ấn vào huyệt vị này có thể cấp cứu người bệnh bị hôn mê, khó thở, choáng váng do các chứng cảm nắng, phong hàn, ngộ độc hoặc dị ứng.
6. Bị nấc: Ấn huyệt Thiếu Thương
Huyệt Thiếu Thương nằm ở chân móng tay ngón cái. Người cảm thấy đau khi ấn vào vị trí huyệt vị này có nghĩa là hệ hô hấp không khỏe.
Ấn huyệt Thiểu Thương cũng là phương pháp trị nấc nhanh chóng và dễ dàng áp dụng.
Trong trường hợp bị nấc kéo dài, bạn dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn vào huyệt Thiếu Thương cho tới khi cảm giác đau trở nên rõ rệt. Chỉ một lúc sau, cơn nấc sẽ nhanh chóng biến mất.
7. Ngất xỉu: Ấn huyệt Hợp Cốc
Hợp Cốc là huyệt vị nằm ở vùng hổ khẩu, có hình dạng giống như chỗ gặp nhau (Hợp) của miệng hang (Cốc) nên được gọi là Hợp Cốc.
Khi muốn tự xác định vị trí huyệt Hợp Cốc, bạn chỉ cần khép khít các ngón tay trên bàn tay, sau đó áp ngón cái vào ngón trỏ tạo thành một khối cơ nổi lên, đó là vùng huyệt.
Dùng tay còn lại ấn day vào vùng này, khi thấy chỗ cảm thấy tê tới tận đầu ngón tay út thì chính là vị trí huyệt Hợp Cốc.
Trường hợp người bị ngất xỉu do trúng gió, cảm nắng, kiệt sức, dùng ngón cái ấn huyệt hợp cốc 2-3 phút là có thể thanh tỉnh.
8. Táo bón: Ấn huyệt Thiên Xu
Huyệt Thiên Xu nằm ở ngang rốn, từ rốn đo ngang ra hai bên khoảng 2 thốn (khoảng 3, 6cm) chính là vị trí huyệt.
Nếu cảm thấy đại tiện khó khăn, bạn có thể dùng ngón giữa của tay trái ấn vào vị trí huyệt Thiên Xu và giữ trong khoảng 1 phút, việc bài tiết có thể trở nên dễ dàng hơn ngay sau đó.
Không có nhận xét nào: