Bài thuốc giảm đau lưng từ tôm càng ngâm rượu
Tôm càng được xem là loại dược liệu dân gian đặc biệt hữu dụng với rất nhiều bài thuốc hay dành cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
Tôm càng hay còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt là loại thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt Nam. Các món ăn như lẩu tôm càng, tôm càng hấp, tôm càng nướng hay tôm càng sốt chua cay, tôm càng sốt Thái… đều là những món ăn "khoái khẩu", được nhiều người ưa thích.
Trong y học cổ truyền, tôm càng cũng là bài thuốc hữu ích với rất nhiều công dụng. Theo cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" (NXB Khoa học và Kỹ thuật), tôm càng có vị ngọt, tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn.
Theo kinh nghiệm dân gian, để bồi dưỡng cho trẻ nhỏ cứng cáp, chóng biết đi, chống suy dinh dưỡng, người ta lấy tôm càng tươi để nguyên càng, chân, đuôi, chỉ bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn rồi giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột tôm quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa nhỏ. Cũng có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi rồi nấu cháo, có người còn ninh thêm chân gà.
Phụ nữ đẻ thiếu sữa, dùng tôm càng tươi (nửa bát) bóc bỏ vỏ, giã nát, tẩm với ít rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày. Tôm càng tươi nấu canh ăn đều hàng ngày chữa được bệnh bang, khi rang với dầu vừng để ăn lại chữa chứng cận thị, đái dầm ở trẻ em. Công thức tôm càng (20 g) phối hợp với ngài tằm đực (7 con, sao giòn) giã nát, trộn với trứng gà (2 quả) rán hoặc hấp chín ăn là bài thuốc hữu hiệu chữa liệt dương, mộng tinh ở nam giới.
Ngoài ra, tôm càng cũng đặc biệt hữu dụng khi dùng ngoài. Với các bệnh ngoài da, da nóng đỏ hay nổi mụn, có thể dùng công thức tôm càng tươi giã nát, đắp hoặc phơi khô, làm bột rắc lên da sẽ hiệu quả. Viện Hóa học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã nghiên cứu chiết được từ các polysaccharid trong vỏ tôm càng chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng. Thuốc không gây tác dụng phụ, không làm vết bỏng nhiễm trùng và có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành.
Ngoài ra, chitosan còn có tác dụng trong việc tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, như một chất kháng acid tự nhiên trong việc cải thiện khả năng hấp thu calci, giảm lượng acid uric trong máu, giảm cholesterol. Các nhà khoa học còn cho thấy chitosan có thể cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.
Không chỉ ở Việt Nam, ngay tại nước láng giềng Trung Quốc, tôm tươi cũng được dùng phổ biến dưới dạng món ăn - vị thuốc gia truyền rất đa dạng và phong phú như sau:
- Thuốc bổ dưỡng: tôm càng (12 con) bóc vỏ, băm nhỏ; cùi dừa (15g) nạo thành sợi, lòng đỏ trứng (50g). Tất cả trộn đều, nặn thành những bánh mỏng, rán bằng dầu lạc, ăn trong ngày.
- Thuốc tăng tiết sữa: tôm càng tươi (100g) cắt nhỏ, xào với 20ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo với rượu. Ăn trong ngày.
- Thuốc kích thích sinh dục: tôm càng tươi (100g) xào với lá hẹ (25g) hoặc quả ớt ngọt (50g), thêm ít rượu 40 độ, ăn trong ngày. Một công thức khác là trứng tôm (20g) nấu canh với trứng chim sẻ (2 đến 3 quả), ăn trong ngày.
- Thuốc giảm đau lưng: tôm càng tươi (100g), chỉ lấy thịt ngâm vào rượu nếp trong vòng từ 10 đến 15 phút. Vớt ra, xào chín ăn.
Tôm càng hay còn gọi là tôm đồng, tôm nước ngọt là loại thực phẩm rất quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt Nam. Các món ăn như lẩu tôm càng, tôm càng hấp, tôm càng nướng hay tôm càng sốt chua cay, tôm càng sốt Thái… đều là những món ăn "khoái khẩu", được nhiều người ưa thích.
Trong y học cổ truyền, tôm càng cũng là bài thuốc hữu ích với rất nhiều công dụng. Theo cuốn sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam" (NXB Khoa học và Kỹ thuật), tôm càng có vị ngọt, tanh, tính ấm, không độc, có tác dụng bổ dương khí, lợi sữa, giải độc, chống nôn.
Theo kinh nghiệm dân gian, để bồi dưỡng cho trẻ nhỏ cứng cáp, chóng biết đi, chống suy dinh dưỡng, người ta lấy tôm càng tươi để nguyên càng, chân, đuôi, chỉ bỏ đầu, rửa sạch, rang nhỏ lửa cho khô giòn rồi giã nhỏ, rây lấy bột mịn. Hàng ngày, dùng bột tôm quấy với bột gạo cho trẻ ăn, mỗi lần từ 1 đến 2 thìa nhỏ. Cũng có thể giã hay xay nhuyễn thịt tôm tươi rồi nấu cháo, có người còn ninh thêm chân gà.
Phụ nữ đẻ thiếu sữa, dùng tôm càng tươi (nửa bát) bóc bỏ vỏ, giã nát, tẩm với ít rượu nếp và muối, hấp chín, ăn trong ngày. Tôm càng tươi nấu canh ăn đều hàng ngày chữa được bệnh bang, khi rang với dầu vừng để ăn lại chữa chứng cận thị, đái dầm ở trẻ em. Công thức tôm càng (20 g) phối hợp với ngài tằm đực (7 con, sao giòn) giã nát, trộn với trứng gà (2 quả) rán hoặc hấp chín ăn là bài thuốc hữu hiệu chữa liệt dương, mộng tinh ở nam giới.
Ngoài ra, tôm càng cũng đặc biệt hữu dụng khi dùng ngoài. Với các bệnh ngoài da, da nóng đỏ hay nổi mụn, có thể dùng công thức tôm càng tươi giã nát, đắp hoặc phơi khô, làm bột rắc lên da sẽ hiệu quả. Viện Hóa học thuộc Trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia đã nghiên cứu chiết được từ các polysaccharid trong vỏ tôm càng chất chitosan để pha chế thuốc chữa bỏng. Thuốc không gây tác dụng phụ, không làm vết bỏng nhiễm trùng và có khả năng kích thích các tế bào biểu mô làm cho vết thương mau lành.
Ngoài ra, chitosan còn có tác dụng trong việc tạo nên tác động kích thích miễn dịch và chống khối u, như một chất kháng acid tự nhiên trong việc cải thiện khả năng hấp thu calci, giảm lượng acid uric trong máu, giảm cholesterol. Các nhà khoa học còn cho thấy chitosan có thể cải thiện tiến trình thay đổi tế bào và gia tăng các tế bào của vỏ xương.
Không chỉ ở Việt Nam, ngay tại nước láng giềng Trung Quốc, tôm tươi cũng được dùng phổ biến dưới dạng món ăn - vị thuốc gia truyền rất đa dạng và phong phú như sau:
- Thuốc bổ dưỡng: tôm càng (12 con) bóc vỏ, băm nhỏ; cùi dừa (15g) nạo thành sợi, lòng đỏ trứng (50g). Tất cả trộn đều, nặn thành những bánh mỏng, rán bằng dầu lạc, ăn trong ngày.
- Thuốc tăng tiết sữa: tôm càng tươi (100g) cắt nhỏ, xào với 20ml rượu trắng hoặc rang tôm rồi đảo với rượu. Ăn trong ngày.
- Thuốc kích thích sinh dục: tôm càng tươi (100g) xào với lá hẹ (25g) hoặc quả ớt ngọt (50g), thêm ít rượu 40 độ, ăn trong ngày. Một công thức khác là trứng tôm (20g) nấu canh với trứng chim sẻ (2 đến 3 quả), ăn trong ngày.
- Thuốc giảm đau lưng: tôm càng tươi (100g), chỉ lấy thịt ngâm vào rượu nếp trong vòng từ 10 đến 15 phút. Vớt ra, xào chín ăn.
Nguồn: Theo VTV News
Không có nhận xét nào: