19 thủ thuật xoa bóp bấm huyệt Trung Y trong Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, bấm huyệt Trung Y yêu cầu thủ thuật phải dịu dàng có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức.
Xát:
Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da, theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái).
Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh.
Cũng có khi phải dùng dầu, bột tan (tale) để làm trơn da.
Toàn thân chỗ nào cũng xát được.
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí làm hết đau, làm hết sưng, giảm đau.
Xoa:
Dùng vân ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út ngón tay cái xoa tròn trên da chỗ đau. Tay của thầy thuốc di chuyển trên da người bệnh. Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ.
Tác dụng: lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa) thông khí huyết, làm hết sưng, giảm đau.
Day:
Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út, mô ngón tay cái hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn. Tay của thầy thuốc và da của người bệnh dính với nhau, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc. Thường làm chậm còn mức độ mạnh hay nhẹ, rộng hay hẹp tuy tình bệnh lý, là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong, thanh nhiệt, giúp tiêu hóa.Hai thủ thuật day và xoa là hai thủ thuật chính trong việc chữa sưng tấy.
Ấn:
Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội bạn dùng ngón, gốc gan bàn tay, mô ngón tay cái hoặc mô ngón tay út ấn vào một nơi nào hoặc vào huyệt nào.
Tác dụng: sức qua da vào thịt, xương hoặc vào huyệt.
Miết:
Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống hoặc sang phải sang trái. Tay của thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh. Hay dùng ở đầu, bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, trẻ em ăn không tiêu (miết từ trung quản xuống đến rốn).
Phân:
Dùng vân các ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai ttay, từ cùng một chỗ tẽ ra hai bên theo hướng ngược nhau.
a) Có thể chạy trên da người bệnh khi hai tay phân ra và đi cách nhau xa.
b) Có thể dính vào da người bệnh, da người bệnh bị keo năng ra hơi hướng ngược nhau khi hai tay phân ra và cách nhau không xa lắm.
Dùng ở đầu mặt, ngực, lưng
Tác dụng: hành khí, tán huyết, bình can, giáng hỏa.
Hợp:
Dùng vân cán ngón tay hoặc mô ngón tay út của hai tay từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một chỗ. Tay của thầy thuốc như ở thủ thuật phân.
Dùng ở đầu, bụng, lưng.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, trợ chính khi, giúp tiêu hoa.
Véo:
Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ hoặc những đốt thứ 2 của ngón cái với đốt thứ 3 của ngón tay trỏ kẹp và kéo da lên, hai tay làm liên tiếp sao cho da của người bệnh luôn luôn như bị cuộn ở giữa các ngón tay của thầy thuốc. Hay dùng ở lưng, trán.
Tác dụng: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong tán hàn, nâng cao chính khí.
Âm:
Theo Y học cổ truyền Hà Nội, trước đây người ta dùng móng tay cái bấm vào huyệt nhân trung, thập tuyên, thừa tương để điều trị trong các trường hợp ngất choáng. Có tác dụng làm tỉnh người.
Hiện nay người ta cắt ngắn móng ngón tay cái và ngón trỏ để bấm vào các huyệt, a thị huyệt và những nơi cơ co cứng để điều trị một số bệnh cấp tính và mãn tính.
Chú ý: khi bấm nốt 1 và 2 vuông góc với nhau bấm từ từ, tăng dần đến khi bệnh nhân cảm thấy tức nặng thì hãm lại khoảng 1 phút dùng.
Nếu tay ấn yếu thì dùng góc gan bàn tay kia ấn thêm vào và không làm quá sức chịu đựng của người bệnh.
Khi bấm nút không được day vì nghiền nát tổ chức bầm tím và đau.
Điềm
Dùng đầu ngón tay cái, đốt thứ 2 ngón trỏ, giữa hoặc khuỷu tay, dùng sức ấn thẳng góc vào huyệt hoặc vị trí nhất định. Đó là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, cần căn cứ vào bệnh tình hư thực của người bệnh để dùng cho thỏa đáng.
Thường dùng ở mông, lưng, thắt lưng, tứ chi.
Tác dụng: khai thông những chở bê tắc, tán hàn giảm đau.
Bóp
Có thể dùng hai bàn tay hoặc ngón tay cái và ngón trỏ, ngón nhẫn hoặc ngón cái và bốn ngón tay kia hoặc hai đầu ngón tay cái và trỏ (khi bóp vào huyệt). Lúc đó vừa bóp vừa hơi kép thịt lên. Nói chung không lên để thịt và gân trượt dưới tay, vì làm như vậy gây đau. Nên dùng đốt thứ 3 các ngón tay để bóp, không lên dùng đầu ngón tay để bóp vào cơ vì làm như vậy gây đau. Thường dùng ở cổ, gáy, vai, nách, lưng trên, mông và tứ chi. Sức bóp mạnh hay nhẹ tùy đối tượng.
Đấm
Nắm tay lại dùng ô mô út đấm vào chỗ bị bệnh, thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
Chặt
Duỗi thẳng bàn tay, dùng ô mô út chặt liên tiếp vào chỗ bị bệnh. Thường dùng ở nơi nhiều cơ như lưng, mông, đùi.
Nếu xoa bóp ở đâu thì xòe các ngón tay, dùng ngón út chặt vào đầu bệnh nhân. Khi chặt ngón út sẽ đập vào ngón đeo nhẫn, ngón đeo nhẫn sẽ đạp vào ngón giữa, ngón giữa sẽ đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu.
Tác dụng: thông khí huyết, tán hàn, khu phong.
Lăn:
Dùng mu bàn tay và ô mô út hoặc dùng các khớp giữa bàn tay và ngón hoặc dùng các khớp ngón tay vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay với một sức ép nhất định lần lượt lăn trên da thịt bệnh nhân, thường lăn ở nhiều nơi và nơi đau.
Tác dụng: khu phong, tán hàn, thông kinh lạc làm lưu thông khí huyết do đó giảm đau, làm khớp vận động được dễ dàng.
Thủ thuật này có tác dụng thấm sâu vào da thịt, diện kích thích lớn, nên hay được dùng trong tất cả các trường hợp xoa bóp.
Phát
Bàn tay hơi khum khum, giữa lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít lại với nhau phát từ nhẹ đến nặng vào chỗ bị bệnh. Khi phát da đỏ lên do áp lực trong lòng bàn tay thay đổi gây nên, chứ không có các vết lằn ngón tay như khi để thẳng ngón tay như để thắng ngón tay phát. Dùng ở vai, thắt lưng, tứ chi, bụng.
Tác dụng: thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng.
Rung
Người bệnh ngồi thẳng, hai tay buông thõng hơi nghiêng người về phía bên kia, thầy thuốc đứng hai cổ tay nắm cổ tay người bệnh kéo hơi căng, hơi dùng sức rung từ nhẹ đến nặng, chuyển động như làn sóng từ tay lên vai. Vừa rung vừa đưa tay bệnh nhân lên xuống từ từ và cuối cùng giật nhẹ một cái. Dùng ở tay là chính
Vê
Dùng ngón tay trỏ và ngón cái vê theo hướng thẳng thường dùng ở ngón tay, ngón chân và các khớp nhỏ.
Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết:
Vờn
Hai bàn tay hơi cong bao lấy một vị trí, rồi chuyển động ngược chiều kéo theo cả da thịt người bệnh chỗ đó chuyển động theo. Dùng sức phải nhẹ nhàng vờn từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên.
Dùng ở tay chân, vai, lưng, sườn.
Tác dụng: bình can, giải uất, thông kinh lạc, điều hòa khí huyết.
Vận động:
Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khớp khác nhau.
Ví dụ: khớp vai: cột 2 tay cố định phía trên khớp một tay cầm cánh tay vận động khớp theo phạm vi hoạt động bình thường của khớp. Nếu khớp vận động bị hạn chế cần kéo giãn khớp trong khi vận động và phải hết sức chú ý phạm vi hoạt động của khớp lúc đó, làm từ từ tăng dần tránh làm quá mạnh gây quá đau cho người bệnh.
Các khớp đốt sống cổ: một tay để ở cằm một tay, một tay để ở chẩm, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng sau đó đột nhiên làm mạnh một cái nghe tiếng kêu khục.
Các khớp cột sống lưng: Bệnh nhân nằm nghiêng, chân dưới duỗi thẳng, chân trên co, tay phía dưới để trước mặt, tay phía trên để quặt sau lưng. Một cánh tay của thầy thuốc để ở mông, một cẳng tay đặt ở rãnh đen trước ngực, hai tay vận động ngược chiều nhau một cách nhẹ nhàng, sau đó đột nhiên làm mạnh một cái sẽ phát ra một tiếng kêu khục.
Tác dụng: thông lý mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động của các chi.
Mỗi lần xoa bóp ta chỉ cần dùng một số thủ thuật mà thôi. Hay dùng nhất có xoa, rung, đấm, bóp, ấn, vờn, lăn, vận động.
Không có nhận xét nào: