Tổng hợp những bài thuốc chữa bệnh cho bé từ cây ổi có ngay trong vườn nhà
Lá ổi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá ổi trị vết thương lở loét, nước sắc lá dùng để cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy.
Ngoài quả ổi để ăn, cây ổi còn là thuốc chữa bệnh cực tốt cho bé
Chúng ta đều biết, quả ổi là một loại trái cây cực tốt cho sức khỏe với hàm lượng vitamin C dồi dào hơn cả cam chanh. Nhưng nếu chỉ vậy thôi thì chưa đủ để nói về công dụng của ổi. Đặc biệt, không chỉ quả ổi, lá và nhiều bộ phận khác của cây ổi cũng có rất nhiều công dụng, được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời trong dân gian.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
Lá ổi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh và lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Theo Đông y, lá ổi có vị đắng, chát, tính ấm có công dụng tiêu thũng, giải độc, trị chấn thương bầm dập, vết thương chảy máu và vết loét. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá ổi trị vết thương lở loét, nước sắc lá dùng để cầm dịch tả, nôn mửa và ỉa chảy.
Một số nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết các bộ phận của ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng. Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học, nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn được nghiên cứu thêm.
Ổi được ứng dụng làm thành thuốc chữa bệnh cho bé như thế nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhà nào có trẻ nhỏ mà trồng được một cây ổi nhỏ nhỏ xinh xinh cũng như có thuốc ngay tại vườn nhà để chữa một số bệnh thường gặp cho bé. Mẹ sẽ không còn phải lo lắng tình trạng lạm dụng kháng sinh, lại tiện lợi có bệnh là có "thuốc" ngay. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ổi mà các mẹ nên dắt túi, phòng khi cần đến là:
Trẻ nhỏ có thể chữa được nhiều bệnh nếu mẹ nắm rõ một số bài thuốc từ lá ổi.
- Chữa vết thương do chấn thương hoặc côn trùng cắn: Búp ổi non nhai nát, đắp vào vết thương.
- Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay: Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần.
- Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
- Chữa đau răng hoặc vết lở loét ở miệng: Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc vào chỗ lở. Hoặc lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. Nguyên nhân là trong lá ổi chứa hợp chất astringents làm chặt nướu răng và chân răng, giúp cơn đau răng tạm thời biến mất. Ngoài công dụng chữa đau răng, lá ổi trị hôi miệng, bảo vệ răng, trị sâu răng rất hiệu quả.
Lá ổi có thể chữa đau răng.
- Trị bệnh viêm da thần kinh (zona): Lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi vào chỗ bị viêm da. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit để hiệu quả khô miệng vết thương tốt hơn.
- Chữa ho, sốt, viêm họng: Lá ổi non 20g đến 40g phơi khô, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy cấp: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc uống.
Lưu ý: Trẻ bị táo bón hoặc tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết thì không nên dùng ổi chữa bệnh. Thông tin bài thuốc có tính chất tham khảo, bạn cần thêm tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng với liều lượng cụ thể cho con mình để chữa bệnh tốt nhất, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Ngoài quả ổi để ăn, cây ổi còn là thuốc chữa bệnh cực tốt cho bé
Chúng ta đều biết, quả ổi là một loại trái cây cực tốt cho sức khỏe với hàm lượng vitamin C dồi dào hơn cả cam chanh. Nhưng nếu chỉ vậy thôi thì chưa đủ để nói về công dụng của ổi. Đặc biệt, không chỉ quả ổi, lá và nhiều bộ phận khác của cây ổi cũng có rất nhiều công dụng, được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh từ lâu đời trong dân gian.
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền quả ổi có tính mát, vị ngọt, chua, hơi chát, không độc, có tác dụng sáp trường, thường dùng để sát trùng, rửa vết thương, trị tiêu chảy.
Một số nghiên cứu đã cho thấy dịch chiết các bộ phận của ổi đều có khả năng kháng khuẩn, làm săn se niêm mạc và cầm đi tiêu lỏng. Nhìn chung, hầu hết các bộ phận của ổi đều có hoạt tính hóa học, nên các công dụng chữa bệnh của cây ổi đến nay vẫn được nghiên cứu thêm.
Ổi được ứng dụng làm thành thuốc chữa bệnh cho bé như thế nào?
Theo lương y Bùi Hồng Minh, nhà nào có trẻ nhỏ mà trồng được một cây ổi nhỏ nhỏ xinh xinh cũng như có thuốc ngay tại vườn nhà để chữa một số bệnh thường gặp cho bé. Mẹ sẽ không còn phải lo lắng tình trạng lạm dụng kháng sinh, lại tiện lợi có bệnh là có "thuốc" ngay. Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây ổi mà các mẹ nên dắt túi, phòng khi cần đến là:
Trẻ nhỏ có thể chữa được nhiều bệnh nếu mẹ nắm rõ một số bài thuốc từ lá ổi.
- Chữa vết thương do chấn thương hoặc côn trùng cắn: Búp ổi non nhai nát, đắp vào vết thương.
- Chữa vết loét lâu lành ở chân, tay: Búp ổi, lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc, ngâm tay hoặc chân bị loét vào nước sắc lúc thuốc còn ấm. Mỗi ngày ngâm khoảng 2 hoặc 3 lần.
- Mụn nhọt mới phát: Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng tổn thương.
- Chữa đau răng hoặc vết lở loét ở miệng: Nhai hoặc giã nát búp ổi non xát nhẹ vào nướu hoặc vào chỗ lở. Hoặc lá ổi non khoảng 100g, sắc đặc. Dùng nước sắc để súc miệng và ngậm vài phút trước khi nhả ra. Nguyên nhân là trong lá ổi chứa hợp chất astringents làm chặt nướu răng và chân răng, giúp cơn đau răng tạm thời biến mất. Ngoài công dụng chữa đau răng, lá ổi trị hôi miệng, bảo vệ răng, trị sâu răng rất hiệu quả.
Lá ổi có thể chữa đau răng.
- Trị bệnh viêm da thần kinh (zona): Lá búp ổi non 100g rửa sạch, phèn chua 10g, muối 1g, cho tất cả vào cối giã nhỏ, thêm ít nước. Dùng nước thuốc này để bôi vào chỗ bị viêm da. Có thể cho thêm 5-6g bột sunfamit để hiệu quả khô miệng vết thương tốt hơn.
- Chữa ho, sốt, viêm họng: Lá ổi non 20g đến 40g phơi khô, sắc uống.
- Chữa tiêu chảy cấp: Búp ổi 20g, vỏ măng cụt 20g, gừng nướng 10g, gạo rang 20g sắc uống.
Lưu ý: Trẻ bị táo bón hoặc tả lỵ có tích trệ chưa được giải quyết thì không nên dùng ổi chữa bệnh. Thông tin bài thuốc có tính chất tham khảo, bạn cần thêm tư vấn của chuyên gia, bác sĩ trước khi áp dụng với liều lượng cụ thể cho con mình để chữa bệnh tốt nhất, tránh những rủi ro đáng tiếc.
Nguồn: Helino
Không có nhận xét nào: