Chữa viêm gân cổ tay bằng xoa bóp bấm huyệt
Viêm gân cổ tay, nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu là do tư thế lao động, cổ tay luôn phải xoay chuyển, hay phải xách nặng, bê vác lâu dài dẫn đến sự tổn thương các bao gân ở cổ tay, phù nề. Bệnh nặng quá các cơ, dây chằng bị căng xoắn vặn có khi bị đứt.
Viêm gân cổ tay có thể làm cho các sợi gân dày lên, gân hẹp, cơ bắp, gây ra triệu chứng sưng đau, phù nề ở cổ tay, cầm nắm không chặt, vận động khó khăn vì khớp cứng lại.
Bệnh viêm gân cổ tay, theo quan niệm y học cổ truyền gọi là sưng gân (chứng tý). Bệnh mãn tính là do không chữa bệnh trong giai đoạn đầu, không điều trị triệt để kéo dài gây ra hư tổn.
Nếu bị bệnh này có thể điều trị lâu dài bằng thuốc tây. Có thể dùng đông y châm cứu thủy châm và vật lý trị liệu. Trong khuôn khổ bài này, xin giới thiệu phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
* Day bấm huyệt dương cốc: huyệt nằm trên nếp lằn cổ tay ở chỗ lõn phía ngoài bên trên ngón út. Dùng ngón tay cái bên lành bấm vào huyệt dương cốc bên đau 10 lần. Sau đó day nhẹ cho khí huyết lưu thông.
* Day bấm huyệt dương trì: Huyệt nằm trên lằn cổ tay ở giữa cổ tay của 2 huyệt dương cốc, dương khê. Kỹ thuật này bấm day như huyệt trên 10 lần.
* Day bấm huyệt dương khê: Huyệt nằm phía trong thẳng ngón cái lên chỗ lõm vết lằn cổ tay. Day bấm như huyệt trên 10 lần.
* Xoa bóp cổ tay: Dùng cả bàn tay bên lành bóp quanh cổ tay bên bệnh, vừa bóp nhẹ vừa xoa cổ tay cho khớp mềm mại. Sau đó xoa cho nóng cơ, mềm gần ở cổ tay.
* Bấm huyệt hợp cốc: Huyệt ở khe của ngón chỏ và ngón cái. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc 10 lần. Sau đó day nhẹ nhàng cho thông kinh hoạt lạc.
* Lắc cổ tay: Dùng bàn tay làm cầm tay đau lắc nhẹ nhàng 10 vòng. Sau đó xoay nhẹ cho các sợi cơ gân co giãn cân bằng, khí huyết không bị chèn ép bởi khớp sưng to, gây đau và cứng khớp. Có thể dùng thêm chút dầu nóng để bôi cho có hiệu quả hơn. Cần tránh tiếp xúc với nước lạnh, không bê xách hay co kéo vật nặng để tránh tái phát.
Viêm gân cổ tay có thể làm cho các sợi gân dày lên, gân hẹp, cơ bắp, gây ra triệu chứng sưng đau, phù nề ở cổ tay, cầm nắm không chặt, vận động khó khăn vì khớp cứng lại.
Bệnh viêm gân cổ tay, theo quan niệm y học cổ truyền gọi là sưng gân (chứng tý). Bệnh mãn tính là do không chữa bệnh trong giai đoạn đầu, không điều trị triệt để kéo dài gây ra hư tổn.
Nếu bị bệnh này có thể điều trị lâu dài bằng thuốc tây. Có thể dùng đông y châm cứu thủy châm và vật lý trị liệu. Trong khuôn khổ bài này, xin giới thiệu phương pháp xoa bóp bấm huyệt.
* Day bấm huyệt dương cốc: huyệt nằm trên nếp lằn cổ tay ở chỗ lõn phía ngoài bên trên ngón út. Dùng ngón tay cái bên lành bấm vào huyệt dương cốc bên đau 10 lần. Sau đó day nhẹ cho khí huyết lưu thông.
* Day bấm huyệt dương trì: Huyệt nằm trên lằn cổ tay ở giữa cổ tay của 2 huyệt dương cốc, dương khê. Kỹ thuật này bấm day như huyệt trên 10 lần.
* Day bấm huyệt dương khê: Huyệt nằm phía trong thẳng ngón cái lên chỗ lõm vết lằn cổ tay. Day bấm như huyệt trên 10 lần.
* Xoa bóp cổ tay: Dùng cả bàn tay bên lành bóp quanh cổ tay bên bệnh, vừa bóp nhẹ vừa xoa cổ tay cho khớp mềm mại. Sau đó xoa cho nóng cơ, mềm gần ở cổ tay.
* Bấm huyệt hợp cốc: Huyệt ở khe của ngón chỏ và ngón cái. Dùng ngón tay cái bấm vào huyệt hợp cốc 10 lần. Sau đó day nhẹ nhàng cho thông kinh hoạt lạc.
* Lắc cổ tay: Dùng bàn tay làm cầm tay đau lắc nhẹ nhàng 10 vòng. Sau đó xoay nhẹ cho các sợi cơ gân co giãn cân bằng, khí huyết không bị chèn ép bởi khớp sưng to, gây đau và cứng khớp. Có thể dùng thêm chút dầu nóng để bôi cho có hiệu quả hơn. Cần tránh tiếp xúc với nước lạnh, không bê xách hay co kéo vật nặng để tránh tái phát.
BS Kim Ngân, Phòng khám Đa khoa phố Vĩnh Hồ, Hà Nội
Không có nhận xét nào: