Cây bần món ăn vị thuốc
Nói đến trái bần người dân vùng sông nước không lạ gì. Đây là loại trái có vị chua, ăn rất ngon, rễ phụ nhú lên mặt bùn, phần rễ phụ này dùng làm thuốc trị bệnh sỏi thận rất hữu hiệu.
Cây bần hay còn gọi là thủy liễu mọc ở ven sông các vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trái có vị chua, chát, có tính hàn, ăn rất mát và giải nhiệt. Người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long thường dùng trái bần để chế biến nhiều món ăn dân dã, độc đáo, thậm chí chế ra các bài thuốc trị ung thư.
Để chế biến món ăn, người dân vùng sông nước Nam bộ thường lấy hoa bần trộn với thịt heo, tép bạc, cá sặc; trái bần ăn sống kèm các loại mắm được chế biến từ thủy sản; trái chín để nấu canh chua, kho cá hoặc dầm với nước mắm, đường, bột ngọt để chấm rau lang, rau muống.
Để làm thuốc, người Ấn Độ từ lâu đã biết dùng dịch trái bần lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Lá bần giã, cho thêm tí muối làm thuốc đắp các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ. Người Malaysia giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. Ở nước ta, để chữa bong gân, viêm tấy, nhân dân giã nát quả bần rồi đắp vào chỗ đau. Để chữa sỏi tiết niệu, một số nơi người dân lấy rễ cây bần sao trên lửa, đặt xuống đất đậy lại qua ngày hôm sau rửa sạch, nấu nước uống thay nước hằng ngày. Để chữa ung thư vòm họng, lấy 7-9 trái bần non thái mỏng, giã nát cho vào cốc nước sôi, đậy kín trong 10-15 phút thì uống. Ngày uống 2-3 lít, uống vào buổi sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 3 tuần.
Bên cạnh các tác dụng chữa bệnh nêu trên, chiết xuất từ trái bần chua còn giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan, chống viêm và có khả năng gây độc đối với ấu trùng muỗi.
Để chế biến món ăn, người dân vùng sông nước Nam bộ thường lấy hoa bần trộn với thịt heo, tép bạc, cá sặc; trái bần ăn sống kèm các loại mắm được chế biến từ thủy sản; trái chín để nấu canh chua, kho cá hoặc dầm với nước mắm, đường, bột ngọt để chấm rau lang, rau muống.
Để làm thuốc, người Ấn Độ từ lâu đã biết dùng dịch trái bần lên men làm thuốc ngăn chặn chứng xuất huyết. Lá bần giã, cho thêm tí muối làm thuốc đắp các vết thương bầm tím và vết thương nhẹ. Người Malaysia giã lá lẫn với cơm làm thuốc đắp chữa bí tiểu tiện. Ở nước ta, để chữa bong gân, viêm tấy, nhân dân giã nát quả bần rồi đắp vào chỗ đau. Để chữa sỏi tiết niệu, một số nơi người dân lấy rễ cây bần sao trên lửa, đặt xuống đất đậy lại qua ngày hôm sau rửa sạch, nấu nước uống thay nước hằng ngày. Để chữa ung thư vòm họng, lấy 7-9 trái bần non thái mỏng, giã nát cho vào cốc nước sôi, đậy kín trong 10-15 phút thì uống. Ngày uống 2-3 lít, uống vào buổi sáng, chiều và trước khi đi ngủ. Uống liên tục trong vòng 3 tuần.
Bên cạnh các tác dụng chữa bệnh nêu trên, chiết xuất từ trái bần chua còn giúp hạ đường huyết, bảo vệ gan, chống viêm và có khả năng gây độc đối với ấu trùng muỗi.
Theo KHĐS
Không có nhận xét nào: