Cách chữa dị ứng hiệu quả
Lấy hạt đậu xanh, đậu tương (mỗi thứ 100 gr), đem nghiền nhỏ, cho nước vào nấu sôi, rồi cho đường vào để dùng hết trong ngày.
Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Biểu hiện thường gặp là: da nổi mẩn có màu đỏ hoặc màu trắng, phát sinh nhanh và ngứa; thường bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đi tả, khản tiếng, đau ngực, khó thở... thậm chí nguy hiểm do ngạt thở.
Dị ứng cấp tính thường có liên quan với thể chất; và còn do dùng những món ăn không tươi (như cá, tôm, cua, trứng...); hoặc do cơ địa của mỗi người bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi. Cũng có thể vì thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra.
Dị ứng mãn tính, thường vì tình cảm không tốt, gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...
Một số cách chữa
- Dùng một ít thân cây đu đủ đem nấu để lấy nước uống. Chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Lấy hạt đậu xanh, đậu tương (mỗi thứ 100 gr), đem nghiền nhỏ, cho nước vào nấu sôi, rồi cho đường vào để dùng hết trong ngày.
Đậu xanh có thể dùng làm bài thuốc chữa dị ứng
Đậu xanh có thể dùng làm bài thuốc chữa dị ứng
- Lấy 12 bông hoa nhãn, bạc hà 30 gr, đem nấu nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống, dùng 3 lần như thế thì thấy có hiệu quả.
- Dùng lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, trước tiên trộn cùng với mật cá trắm đen, rồi trộn đều với cây cải dầu đắp lên chỗ da bị dị ứng.
- Dùng lá trà, vỏ cam, cam thảo đem nấu nước rồi dùng nước này rửa chỗ da bị dị ứng.
- Dùng 10 gr hoa quế, cho nước vào nấu lấy nước uống trong ngày.
- Dùng vỏ trái bí đao 20 gr, hoa cúc vàng 15 gr, thược dược đỏ 12 gr, mật ong vừa đủ. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, cho nước vào sắc, lấy nước cho mật ong vào làm trà uống. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này còn có tác dụng trừ gió thanh nhiệt.
- Dùng 100-150 gr lá hẹ, lá hành 50 gr, rượu trắng 30 ml, cho nước vào sắc uống, mỗi ngày 2 lần.
- Lá tươi của hoa đỗ quyên 100 gr, rửa sạch đem nấu lấy nước uống một nửa, một nửa để rửa lên vùng bị dị ứng.
- Dùng mã thầy (một loại củ người miền Nam hay dùng để nấu chè) 200 gr, lá bạc hà tươi 10 gr, đường trắng 10 gr. Mã thầy rửa sạch bỏ vỏ, thái nhỏ ép lấy nước, lá bạc hà tươi cho đường trắng vào nghiền nát, cho vào trong nước mã thầy, cho vào 200 ml nước, uống thay trà. Thích hợp cho bệnh dị ứng do máu nóng.
- Dùng vỏ táo chua, vỏ quả nhãn (lượng bằng nhau) đem nấu nước để rửa chỗ da bị dị ứng.
Lưu ý, trên đây là những cách chữa dị ứng thông thường, mãn tính. Còn đối với những trường hợp dị ứng cấp tính nguy kịch (khó thở, suy hô hấp, phù nề...) thì cần đến ngay bệnh viện để được xử trí khẩn, phù hợp.
Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Biểu hiện thường gặp là: da nổi mẩn có màu đỏ hoặc màu trắng, phát sinh nhanh và ngứa; thường bị buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, đi tả, khản tiếng, đau ngực, khó thở... thậm chí nguy hiểm do ngạt thở.
Dị ứng cấp tính thường có liên quan với thể chất; và còn do dùng những món ăn không tươi (như cá, tôm, cua, trứng...); hoặc do cơ địa của mỗi người bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi. Cũng có thể vì thuốc uống, thuốc tiêm dẫn đến quá mẩn gây ra.
Dị ứng mãn tính, thường vì tình cảm không tốt, gan không khỏe, suy yếu lâu hóa nhiệt, hoặc vì có bệnh mãn tính như ký sinh trùng ở ruột, viêm thận, viêm gan, kinh nguyệt không đều...
Một số cách chữa
- Dùng một ít thân cây đu đủ đem nấu để lấy nước uống. Chia làm 2 lần dùng trong ngày.
- Lấy hạt đậu xanh, đậu tương (mỗi thứ 100 gr), đem nghiền nhỏ, cho nước vào nấu sôi, rồi cho đường vào để dùng hết trong ngày.
Đậu xanh có thể dùng làm bài thuốc chữa dị ứng
Đậu xanh có thể dùng làm bài thuốc chữa dị ứng
- Lấy 12 bông hoa nhãn, bạc hà 30 gr, đem nấu nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống, dùng 3 lần như thế thì thấy có hiệu quả.
- Dùng lá khổ qua, lá mướp, nước mật của cá trắm đen, cây cải dầu vừa đủ. Lấy lá khổ qua và lá mướp phơi khô, cắt nhỏ và nghiền thành bột nhỏ, trước tiên trộn cùng với mật cá trắm đen, rồi trộn đều với cây cải dầu đắp lên chỗ da bị dị ứng.
- Dùng lá trà, vỏ cam, cam thảo đem nấu nước rồi dùng nước này rửa chỗ da bị dị ứng.
- Dùng 10 gr hoa quế, cho nước vào nấu lấy nước uống trong ngày.
- Dùng vỏ trái bí đao 20 gr, hoa cúc vàng 15 gr, thược dược đỏ 12 gr, mật ong vừa đủ. Lấy vỏ bí đao, hoa cúc vàng, thược dược đỏ cho vào nồi, cho nước vào sắc, lấy nước cho mật ong vào làm trà uống. Mỗi ngày 1 lần, 7 ngày là một liệu trình. Phương thuốc này còn có tác dụng trừ gió thanh nhiệt.
- Dùng 100-150 gr lá hẹ, lá hành 50 gr, rượu trắng 30 ml, cho nước vào sắc uống, mỗi ngày 2 lần.
- Lá tươi của hoa đỗ quyên 100 gr, rửa sạch đem nấu lấy nước uống một nửa, một nửa để rửa lên vùng bị dị ứng.
- Dùng mã thầy (một loại củ người miền Nam hay dùng để nấu chè) 200 gr, lá bạc hà tươi 10 gr, đường trắng 10 gr. Mã thầy rửa sạch bỏ vỏ, thái nhỏ ép lấy nước, lá bạc hà tươi cho đường trắng vào nghiền nát, cho vào trong nước mã thầy, cho vào 200 ml nước, uống thay trà. Thích hợp cho bệnh dị ứng do máu nóng.
- Dùng vỏ táo chua, vỏ quả nhãn (lượng bằng nhau) đem nấu nước để rửa chỗ da bị dị ứng.
Lưu ý, trên đây là những cách chữa dị ứng thông thường, mãn tính. Còn đối với những trường hợp dị ứng cấp tính nguy kịch (khó thở, suy hô hấp, phù nề...) thì cần đến ngay bệnh viện để được xử trí khẩn, phù hợp.
Lương y Hoài Vũ
Theo Thanh niên
Không có nhận xét nào: