Ads Top

Bài thuốc từ cây lộc vừng chữa chàm, sâu răng

Lộc vừng còn gọi lộc vườn, lộc mưng, thuộc họ Lecyhidaceae. Theo kinh nghiệm y học dân gian, lộc vừng có vị ngọt hơi chát, tính bình, chữa bệnh tả, lậu, sốt rét.

Lộc vừng thân gỗ cao 5-8m, lá hình trái xoan, dài 8-20cm, có răng cưa, cụm hoa thòng dài 30-80cm, mang nhiều hoa đỏ, quả to 3cm, thường mọc hoang ở rừng ngập nước, ven hồ suối rạch và được trồng ở sân vườn, trên chậu làm cảnh. Lộc vừng thường được hái lá non làm rau ăn như các loại rau sống, ăn kèm với cá, thịt đều ngon.



Một số món ăn bài thuốc

    -Chữa mụn nhọt lỡ ngứa ngoài da: Rễ cây nấu nước đặc ngâm rửa nhiều lần.

    -Chữa chàm, ngứa ngoài da: Quả non ép lấy nước bôi thường xuyên.

    -Chữa côn trùng, bọ cạp, ong đốt: Nhai lá hoa, quả đắp ngay lên vết cắn.

    -Chữa bệnh sâu răng: Quả có tính chất làm se, dùng nghiền ra đặt vào chân răng.

Lưu ý: Nhân hạt lộc vừng chứa chất tanin, một chất gôm, hai saponin trong đó có một chất là độc vì thế cần phải cẩn thận khi dùng.


L.Y Phan Thị Thạnh (BCH Hội Đông y Vũng Tàu)

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.