Ads Top

Bài thuốc dân gian trị sỏi thận đơn giản, hiệu quả từ cây Đại bi

Được biết đến là một trong những cây thuốc dân gian hiệu quả, cây đại bi trị sỏi thận đã được nhiều người áp dụng và bất ngờ bởi công dụng của nó.

Sỏi thận là căn bệnh phổ biến trong xã hội. Nó có thể sẽ hình thành và di chuyển đến bất cứ vị trí nào trên đường tiết niệu và gây ra những phiền toái, đau đớn. Có rất nhiều phương pháp điều trị hiện đại, song nhiều người vẫn ưu tiên lựa chọn bài thuốc dân gian, trong đó cây từ bi chữa sỏi thận hiệu quả được đánh giá cao hơn cả.

Từ bi hay còn có nhiều nơi gọi là cây đại bi, cây tài bi. Nó vốn là một loại cây họ Cúc (Asteraceae), có tên khoa học là Blumea balsamifera. Đây là loại cây thân thảo, có chiều cao trong khoảng từ 1 – 3m, thân phân cành ở đầu ngọn, lá rậm rạp có hình lưỡi mác bầu dục, lá cây mọc so le có độ to nhỏ phụ thuộc vào độ lớn của cây, có những cây cho lá dài 7 – 10cm nhưng cũng có cây lá nhỏ chỉ dài từ 3 – 5cm.

Lá cây đại bi có nhiều lông tơ trên bề mặt, phần rìa lá khía răng cưa, mặt trên của lá có màu xanh, mặt dưới có màu trắng nhạt, lá cây cũng là bộ phận cho thấy rõ mùi vị đặc trưng của loài cây này. Hoa của cây từ bi thường ra vào khoảng tháng 7,8. Hoa nở thành từng cụm ở nách lá hay ở ngọn tạo thành từng gù, ở mỗi đầu sẽ thấy hoa có màu vàng. Quả có 5 cánh và gắn một chùm lông tơ ở đỉnh quả. Toàn cây có chứa tinh dầu, chủ yếu gồm: Protit, lipit, canxi, Fe, caroten và vitamin C.

Lá đại bi trị sỏi thận như thế nào ?

Theo Đông y, cây đại bi có vị đắng đi vào hai kinh Phế và Thận. (Ảnh: trungtamduoclieu.vn)
Theo Tây y, trong tinh dầu của cây từ bi có chứa 18 chất triterpen khác nhau: sesquiterpen alcol, axit myristic, axit palmitic, limonene, camphor, borneol… có tác dụng giảm đau và bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Theo y học cổ truyền, cây có vị hơi đắng, tính mát, vào 2 kinh Phế và Thận. Đại bi vị đắng, có khả năng cầm máu, tán uất hỏa, thông tiểu, sát trùng, tiêu thũng, hoạt huyết, khu phong… Ngoài khả năng chữa sỏi thận, còn được sử dụng điều trị nhiều bệnh khác như cảm mạo, lợi tiểu, chứng bí tiểu, đau nhức xương khớp, gai cột sống, tăng cường tiêu hóa.

Bài thuốc trị sỏi thận từ cây đại bi

Tùy thuộc vào từng biểu hiện cụ thể của bệnh, có thể kết hợp sử dụng bài thuốc từ lá từ bi cùng với những thảo dược khác để đảm bảo công dụng tối đa.

Chuẩn bị nguyên liệu:
Đối với những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng như đái ra máu, đái buốt, đau lưng hãy chuẩn bị các nguyên liệu sau: 10g rau ngổ khô, 20g lá từ bi khô và 1,5g Hoạt thạch tán bột mịn.

Những người bệnh xuất hiện dấu hiệu tiểu buốt sử dụng thêm Xa tiền sử và rễ tranh khô, hoặc có biểu hiện thận bị sưng phù có thể cho thêm Trạch tả, cây chó đẻ, Sinh địa, Hoàng kỳ mỗi thứ 10g để kết hợp cùng với các nguyên liệu trên.

Cách thực hiện:

Sau khi đã có đủ nguyên liệu bạn hãy cho tất cả vào ấm và đổ 2,5 lít nước để sắc chỉ còn 2 lít uống cả ngày. Đối với trẻ em chỉ nên uống bằng 1/3 liều lượng so với người lớn.

Bài thuốc cây từ bi trị sỏi thận sẽ đem đến hiệu quả bất ngờ, tuy nhiên bạn cần phải thực hiện kiên trì cho đến khi bệnh thuyên giảm triệt để. Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ là yếu tố hỗ trợ giúp bạn có thể xua tan nỗi lo về căn bệnh sỏi thận nguy hiểm bên cạnh phương pháp sử dụng cây từ bi.

Chế độ dinh dưỡng cho từng loại sỏi thận

Sỏi canxi:
Có 70% – 80% người mắc sỏi thận ở Việt Nam là sỏi canxi, chủ yếu dạng canxi oxalat và canxi phosphat.

Ăn uống điều độ thực phẩm chứa canxi: Nếu lượng canxi trong nước tiểu cao quá mức. Canxi có nhiều trong xà lách soong, hạt dẻ, quả ô-liu, trái vải, mận, hạnh nhân, sữa (các loại), pho-mát, sô-cô-la, đậu trắng, đậu tương, đậu Hà lan, rau diếp cá, trứng, tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến…


Lá cây đại bi trị sỏi thận hiệu quả. (Ảnh: ExploringMars.Org)

Không nên kiêng cữ quá mức những thực phẩm chứa canxi vì như thế sẽ gây mất cân bằng cơ thể. Việc giảm ăn chỉ cần nghiêm ngặt đối với các món như: sữa và các sản phẩm từ sữa (bơ, kem, pho-mát, yaourt) vì chúng làm tăng sự hấp thu canxi qua ruột. Với canxi trong thuốc, sự hấp thu gần như 100%. Các loại tôm, cua, ngao, sò, ốc, hến thì thỉnh thoảng dùng cũng không sao.

Giảm các thực phẩm chứa nhiều Oxalat: Trà đặc, cà phê, sô cô la, rau muống, dưa chuột, củ cải đỏ, củ niễng, măng tây, dâu tây, trà đặc, me chua, hạt tiêu…

Giảm ăn các thực phẩm có nhiều Phosphat: Cacao, đậu nành, đậu tương, đậu Hòa lan, cá mòi, bơ (các loại), gan (các loại)…

Nên uống nước cam, chanh, dâu pha loãng: Những loại thức uống này chứa nhiều citrat, vitamin C tự nhiên chống tạo sỏi canxi.

Sỏi Urat:
Đây là loại sỏi do biến dưỡng của cơ thể. Vì đặc tính của chúng là hình thành trong môi trrường axit nên việc phòng ngừa phải ngược lại với các loại sỏi khác. Nên áp dụng ăn thực đơn giàu kiềm: ít thịt, nhiều rau cải, trái cây, sữa và các sản phẩm từ sữa. Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều axit uric: Nội tạng động vật, thịt heo, thịt gà, nai, vịt, chim bồ câu, cá chày, cá đối, thịt bò, bê, tôm hùm, bông cải, nấm và măng tây.

Sỏi Cystein:
Nên chú ý hạn chế muối trong khẩu phần ăn nhằm giúp giảm bài tiết cystein trong nước tiểu, ăn nhiều trái cây, rau quả giảm bớt thịt gà, đồ biển… Để điều trị tận gốc bệnh sỏi thận, tránh tái phát cần phải kiểm soát được lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu không được tăng quá mức.


Nguồn tham khảo: caythuoc.org

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.