Ads Top

Chữa bệnh hiệu quả bằng cách xoa bóp bàn chân

Xoa bóp và bấm huyệt gan bằng chân là các phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc nhưng vẫn hiệu quả, ít đau, ít tốn kém và là xu hướng chữa bệnh đang được nhiều người ưa chuộng nhất hiện nay. Tuy nhiên, xoa bóp bàn chân phải đúng cách thì mới có thể đạt được đạt được hiệu quả nhất định.

Xoa bóp bàn chân có thể chữa được những bệnh nào?

Dược sĩ Trần Văn Chện – Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết: Trong dân gian thường có câu: “Trước khi ngủ ngâm rửa chân bằng nước ấm còn tốt hơn cả uống thuốc bổ”, bởi vì ở lòng bàn chân có một huyệt vô cùng quan trọng. Đó chính là huyệt dũng tuyền – huyệt này thuộc vào kinh thận, nó nằm giữa gan bàn chân. Các thí nghiệm của Y học hiện đại chứng minh rằng, xoa bóp bàn chân đúng cách có thể giúp: Giảm đau mỏi vai gáy, nhức đầu hay thậm chí xoa bóp bàn chân có thể chữa đau dạ dày, viêm xoang, đau khớp và một số bệnh thông thường khác.



Một số vị trí các huyệt trên bàn chân

Cách xoa bóp bàn chân đúng cách chữa bệnh hiệu quả

Bác sĩ Y học Cổ truyền TPHCM – Bác sĩ Nguyễn Thanh Hậu cho biết: phía trên đầu ở bàn chân là ở các ngón chân, dạ dày được phản ánh ở bên trong lòng bàn chân, phía sau hành tá tràng, tiếp đó là bàng quang. Ở mặt ngoài lòng bàn chân là Gan và tỳ, phần gót chân là khu vực phản ánh của cơ quan sinh dục. Thận ở khu vực gần giữa lòng bàn chân, tiếp sau là tiểu tràng và đại kết tràng, phía trước là tuyến thượng thận, tuyến giáp trạng và phổi, phế quản… Do đó, tùy theo từng bệnh chúng ta sẽ có những cách xoa bóp riêng, cụ thể:

– Nơi thông giữa hai đường kinh can và tỳ chính là ngón chân cái. Do đó, xoa bóp ngón chân cái có thể làm cho gan được thoải mái, khỏe lá lách, tăng sự thèm ăn, phòng và điều trị các chứng đại tiện táo bón, đau hạ sườn phải.

– Ngón chân út thuộc vào kinh bàng quang, xoa bóp ngón chân này có thể điều trị chứng đái dắt ở trẻ nhỏ, giúp chỉnh lại tử cung phụ nữ khi bị ngả về phía trước hoặc phía sau. Xoa bóp phần giữa ngón chân út có hiệu quả rõ rệt trong điều trị các chứng mất ngủ, rụng tóc.

– Xoa bóp phần đốt dài của ngón chân thứ tư sẽ có thể giúp trị liệu chứng nổi mụn nhiều ở mặt.

– Xoa bóp phần da và phần mặt bên trong của đoạn ngắn ngón chân út có thể làm cho lặn bớt các sắc tố ở phần mặt gây tàn nhang, nám má.

– Xoa bóp ngón chân thứ hai và phần đốt dài của ngón chân giữa có thể giúp tăng cường chức năng của các tuyến nội tiết, giúp cho tuyến mồ hôi tiết dịch, giảm bớt mồ hôi trên mặt, làm cho da mặt trở nên mềm mại, nõn nà…

Ở lòng bàn chân có một huyệt rất quan trọng là huyệt dũng tuyền. Huyệt này thuộc vào kinh thận, nó nằm giữa gan bàn chân. Xoa bóp huyệt này có thể làm hạ huyết áp, giảm đau đầu, hoa mắt và cải thiện giấc ngủ, ngoài ra còn làm thông xoang mũi, chữa chứng chảy máu cam. Xoa bóp huyệt này cũng có tác dụng phòng chống chứng suy dinh dưỡng, gầy sút ở người già, bệnh lạnh, tê cứng chân và phù thũng.

Phương pháp xoa bóp

Theo Đông y, phương pháp xoa bóp có ảnh hưởng rất lớn việc chữa bệnh bằng cách xoa bóp bằng chân. Do đó, để chữa bệnh hiệu quả các bạn cần nên thực hiện các phương pháp sau đây:

– Dùng lòng bàn tay xát mạnh và xoa tròn khắp bàn chân, chú ý tìm những vùng cảm ứng đau hoặc rất đau.

– Dùng đầu ngón tay cái ấn tìm chính xác những điểm đau nhưng không ấn quá mạnh và lâu vào một điểm.

– Bấm các huyệt đau này 15-30 giây, sau day tròn mỗi huyệt 10 vòng xuôi, 10 vòng ngược, mỗi ngày bấm 1-2 lần làm cho tới khi khỏi bệnh.

Nếu bạn có bấm nhầm huyệt cũng không sao, bởi xoa bóp huyệt nào cũng có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Xoa bóp bấm huyệt gan bàn chân thật đơn giản, an toàn, tiết kiệm mà rất hiệu nghiệm.

Nguồn: yhoccotruyen

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.