Hạt gấc ngâm rượu chữa nhiều bệnh cực hay
Nhiều người ví quả gấc như chiếc túi chứa đầy carotene (tiền vitamin A) mà không một loại rau, củ, quả nào có thể so sánh được. Đặc biệt, hạt gấc ngâm rượu thực sự có tác dụng chữa vô số bệnh, nhất là các bệnh về viêm sưng xương khớp.
Qua nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipit (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng, 2,8% xenluloza, 6% nước… có tác dụng trị đau khớp và các vết thương rất hiệu quả.
Trong Đông y, hạt gấc còn được gọi là mộc miết tử (ba ba gỗ) vì nó dẹt, hình gần như tròn, mép có răng cưa, vỏ cứng, hai mặt có những đường vân lõm xuống, trông tựa như con ba ba nhỏ. Nhân hạt gấc hơi ngọt, đắng, tính ôn, hơi độc.
Qua nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, trong nhân hạt gấc có 55,3% chất lipit (béo), 16,6% chất protit (đạm), 1,8% tanin, 2,9% chất vô cơ, 2,9% đường, 11,7% chất khoáng, 2,8% xenluloza, 6% nước… có tác dụng trị đau khớp và các vết thương rất hiệu quả.
Hạt gấc chủ yếu là dùng ngâm với rượu bôi ngoài da. Nó thường được dùng trong những trường hợp bị thương, sang độc, sưng vú, sưng thũng hậu môn…
Để làm thành thuốc, cần sấy hay phơi khô cả hạt và màng gấc bao quanh hạt cho đến khi cầm không thấy dính tay nữa. Tức là khi đã se màng, thì lấy dao bóc lấy màng đỏ. Với màng đỏ, người ta dùng để chế ra dầu gấc, mà thành phần chủ yếu là beta-caroten, lycopen, alphatocopherol… Beta-caroten (tiền vitamin A) khi vào cơ thể sẽ biến thành vitamin A. Lượng beta-caroten của gấc thường cao gấp đôi cà rốt.
Các làm rượu gấc chữa bệnh
- Đốt vỏ ngoài hạt gấc đến khi cháy thành than, khi thấy nhân bên trong có màu vàng, cho vào cối giã nhỏ. Cứ khoảng 30-40 hạt thì cho từ 400-500ml rượu trắng vào ngâm để dùng dần.
- Đậy nắp kín, ngâm độ 120 phút là dùng được, tất nhiên ngâm để càng lâu càng tốt.
- Khi sử dụng, dùng bông gòn thấm rượu bôi lên chỗ đau, vết cắn, vết thương vài ba lần trong ngày, độ 2-4 ngày là khỏi.
Một số cách chữa bệnh bằng rượu hạt gấc
Chữa sang chấn: Lấy bông gòn thấm rượu rồi bôi vào chỗ sang chấn. Rượu hạt gấc có tác dụng tốt gần như mật gấu và được mệnh danh cây gấc là “cây mật gấu”. Khi bị sang chấn, nên bôi đi bôi lại nhiều lần, cứ rượu khô là lại bôi cho đến khi khỏi.
Trị đau răng, họng, chảy máu răng, miệng, lưỡi: Ngậm một ngụm rượu hai lần sáng và chiều, mỗi lần khoảng 30 phút. Cần lưu ý, tuyệt đối không được nuốt vì hạt gấc có độc.
Trị đau khớp, vết cắn, vết thương do ngã: Dùng bông gòn chấm rượu gấc rồi xoa lên chỗ đau, có tác dụng trị thương rất hiệu quả.
Chữa trĩ: Có thể giã nát hạt gấc, thêm một ít giấm thanh, gói bằng vải, đắp vào hậu môn vào buổi tối. Mỗi đêm chỉ cần đắp thuốc một lần là bệnh sẽ khỏi.
Chữa sưng vú: Dùng ượu gấc bôi đi bôi lại liên tục, hễ khô lại bôi.
Chữa bệnh viêm xoang: Lấy khoảng 20 - 25 hạt gấc đem nướng sém đen phần vỏ, phần hạt gấc chín mềm. Sau đó đem giã nhỏ hạt, lấy cả phần vỏ đã cháy sém. Sau đó, mang ngâm với rượu ngon, sau một ngày là có thể đem ra dùng để trị bệnh viêm xoang.
Dùng tăm bông chấm vào rượu gấc, bôi lên sống mũi. Chờ khoảng 2 phút cho thuốc ngấm thì xì hết mủ đặc trong xoang mũi. Thuốc có tác dụng rất nhanh, chỉ cần 2 phút là có thể cảm nhận thấy cơn đau xoang mũi thuyên giảm đến 95%.
Lưu ý, tuy hạt gấc có nhiều dược tính quý nhưng các chuyên gia Đông y khuyến cáo, trong hạt gấc có chứa độc tính, có thể gây ngộ độc nguy hiểm khi dùng đường uống.
Theo những tài liệu Đông y cổ ghi chép, không nên dùng hạt gấc cho những ai mắc bệnh về nội chứng (chứng bệnh ở phần trong thân thể). Rượu hạt gấc chỉ nên làm thuốc dùng bôi ngoài da, liều lượng chỉ nên 2-4g/ngày.
Mới đây, khoa Dược, Đại học Y dược TP.HCM đã có một nghiên cứu khoa học về thành phần dược tính của cao lỏng trong hạt gấc. Kết quả cho thấy, liều dùng dưới 20g/kg không làm chuột chết, còn dùng trên 180g/kg tất cả chuột đều chết.
Điều đó chứng tỏ, độc tính trong hạt gấc khá mạnh và có thể gây nguy hiểm nếu dùng không đúng cách.
Theo TTTĐ
Không có nhận xét nào: