Ông lão 'đánh bay' 3 viên sỏi thận, 2 viên sỏi mật nhờ… 7 quả đu đủ xanh
Tôi nghiên cứu thuốc Nam, trồng thuốc Nam là để tự chữa bệnh cho mình thôi. Nhưng rồi thấy hay quá, nên bài thuốc nào mà tôi sử dụng có công hiệu thì tôi giới thiệu đến mọi người.
Thử nghiệm thêm nhiều bài thuốc Nam Sau khi không còn viên sỏi nào trong ổ bụng mà chỉ nhờ 7 quả đu đủ xanh , ông Huyên bắt đầu đọc, nghiên cứu tài liệu về thuốc Nam.
Ví như cây kinh giới ông vẫn ăn ghém, bây giờ ông mới biết là nó có thể chữa được cảm cúm, sốt, đau nhức, chữa ban chẩn, ngạt mũi, đau mắt đỏ, cảm hàn ở trẻ em…
Hay cây tía tô chữa cảm lạnh, chữa đau bụng, chướng bụng, chữa ăn phải cua độc, chữa ho, tức thở… Thế là mảnh vườn của ông trở thành vườn thuốc Nam , không chỉ phục vụ gia đình, mà còn cho bà con trong xã.
Ai gặp vướng mắc gì về sức khỏe cũng đều đến hỏi ông uống cái gì, hái lá gì rồi cứ thế ra vườn nhà ông hái.
Về sau, bỗng một ngày ông Huyên bị đau răng. “Nó lung lay khiếp lắm, tưởng như sắp rụng đến nơi thì tôi lại đọc được bài thuốc chữa sâu răng, chắc răng.
Đơn giản lắm, lấy vỏ cây núc nác, vỏ cây duối, vỏ cây đại mang ngâm rượu. Đẽo vỏ duối ở thân cây của nó ấy, đẽo độ 4-5 lạng, vỏ cây đại 3 lạng, vỏ cây núc nác 3 lạng nữa, băm nhỏ tất cả rồi đổ rượu ngập 3-4 cm, ngâm khoảng nửa tháng thôi là dùng được.
Kết quả xét nghiệm năm 2010 nói rõ thận của ông Huyên không có sỏi
Mỗi sáng, mỗi tối tôi súc miệng một ngụm nhỏ, thế mà ba cái răng đang lung lay dần dần chắc lại đấy. Mấy năm nay răng tôi không bị rụng thêm cái nào nữa. Mà hay lắm nhé, rượu ngâm 3 vỏ cây đó còn chữa được cả viêm họng.
Cái này thì tôi không phải đọc sách mà biết đâu. Tại có lần tôi đau họng quá, tôi nghĩ đến sâu răng mà còn khỏi thì viêm họng có là cái gì. Tôi cứ ngậm, súc miệng bừa, ấy thế mà khỏi thật. Kỳ lạ lắm!”, ông kể.
Một bài thuốc Nam nữa mà ông cũng rất thích, đó là cây trường sinh (hay còn gọi là cây sống đời, cây lá bỏng). Ông chia sẻ: “Mấy năm trước, tôi có tuổi rồi nên không tự chủ được việc đại tiểu tiện, khổ cả mình, khổ cả con cháu.
Thế mà tôi lấy một nắm lá trường sinh tươi giã nát rồi vắt lấy nước uống, vài hôm sau đã có tác dụng ngay rồi. Bây giờ tôi vẫn duy trì việc thi thoảng uống nước lá cây trường sinh.
Mà lạ nữa, cùng là cây trường sinh, cùng với cách giã nát lá, vắt lấy nước uống còn có thể chữa được cả viêm họng, bệnh đường ruột đấy.
Cứ đợt nào mà bị táo bón là tôi lại uống. Còn nhiều bài chữa bệnh bằng cây cỏ hay và đơn giản lắm, chả phải thuốc men gì đâu”.
Hiện nay, ông Huyên vẫn thường xuyên gửi các bài thuốc Nam đến mục thuốc và sức khỏe của một số tờ báo. Mỗi ngày ông nhận rất nhiều cuộc điện thoại từ khắp nơi gọi đến để hỏi ông kỹ càng hơn về những bài thuốc.
Ông bảo: “Tôi nghiên cứu thuốc Nam, trồng thuốc Nam là để tự chữa bệnh cho mình thôi. Nhưng rồi thấy hay quá, nên bài thuốc nào mà tôi sử dụng có công hiệu thì tôi giới thiệu đến mọi người.
Cứ giữ riêng cho mình thì cũng phí. Hơn nữa tôi cũng hiểu nỗi khổ bệnh tật, đi viện rồi mổ xẻ. Thôi thì mình già rồi, sống nay chết mai, cứ lấy mình ra làm “chuột bạch” vậy”.
Một số bài thuốc chữa sỏi mật, sỏi thận khác tùy theo cơ địa của mỗi người Ông Huyên hướng dẫn thêm mấy bài thuốc chữa sỏi thận, sỏi mật để bạn đọc tham khảo.
Mọi người có thể lần lượt áp dụng các bài thuốc dưới đây để tìm ra bài thuốc phù hợp nhất với cơ địa của mình.
Bài 1: Dầu ô liu và quả chanh
Sỏi trung bình chừng 10 mm, ngày 6-7 quả chanh vắt lấy nước hòa với 6 đến 7 thìa dầu ô liu, thêm 3-4 bát nước lã đun sôi để nguội hòa đều rồi uống.
Sau 3-4 giờ đi tiểu liên tục hứng vào bô để lắng, xem dưới đáy bô có cặn trắng là tốt. Sỏi nhỏ có thể làm một lần, nếu sỏi to có thể làm 2 đến 3 lần.
Bài 2: Rau om nước dừa
Lấy độ 1 kg rau om (miền Bắc gọi là rau ngổ) đem giã nát vắt lấy nước cốt hòa với nước dừa (lá khô thì dùng 5-6 lạng) sắc uống ngày 2-3 lần. Thời gian dùng 5-7 ngày tùy lượng sỏi. Đây là bài thuốc của Hòa Thượng Thích Giác Nhiên.
Bài 3: Hoa cây đu đủ đực
Hoa cây đu đủ đực ngắt xuống giã nát, hòa với nước lã đun sôi để nguội, trộn đều vắt lấy nước uống ngày ba lần. Tùy loại sỏi, hợp là tiêu tan.
Bài 4: Mề gà, mật vịt
Bóc màng trong mề của gà, vịt đem phơi khô, tán nhỏ. Còn mật vịt lấy về ngâm rượu sau 15 ngày là dùng được. Mỗi ngày dùng ít bột của màng gà, vịt đã tán nhỏ với 2 mật con vịt ăn liên tục từ l0-15 ngày.
Nếu tìm được rễ cây cỏ xước, rễ cây xấu hổ, rễ cây dứa dại, rễ cây đỗ ván đem băm phơi khô, sắc uống thì càng tốt, chóng khỏi hơn.
Đu đủ có thể chữa được nhiều loại bệnh
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy lượng beta caroten trong đu đủ nhiều hơn các rau quả khác (trong 100g đu đủ chín chứa 2.100 mcg beta caroten). Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A.
Đây là một loại vi chất dinh dưỡng có vai trò chống oxy hóa mạnh giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, khô mắt, khô da và có tác dụng nhuận tràng.
Tuy nhiên nhu cầu beta caroten cũng cần vừa phải, nếu ăn quá nhiều, liên tục sẽ dẫn đến thừa và gây vàng da. Hiện tượng vàng da này sẽ mất nếu giảm lượng beta caroten ăn vào.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74–80 mg vitamin C.
Ở Ấn Độ người ta đã chiết xuất vitamin A từ quả đu đủ để sản xuất ra thuốc chống lại bệnh quáng gà ở trẻ em. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.
Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hoá, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Đu đủ còn chứa rất nhiều loại enzim, ví như enzim papain rất tốt cho tiêu hóa, giúp tiêu hoá các thức ăn giàu protein một cách dễ dàng hơn.
Đối với những bệnh nhân mắc bệnh celiac (một loại bệnh mà không thể tiêu hoá protein trong lúa mì, hay gliandin) thì có thể ăn đu đủ xanh để chữa.
Ở Mỹ người ta đã chứng minh rằng quả đu đủ có thể chế biến thuốc để chữa bệnh lệch khớp xương hay có thể chế ra thuốc tiêm, có công dụng làm giảm đau do các dây thần kinh gây nên.
Theo Trithuctre
Không có nhận xét nào: