Ads Top

Bài thuốc 'vô chủ' thần kỳ giúp phục hồi chức năng sau tai biến

Bài thuốc “vô chủ” thần kỳ giúp phục hồi chức năng sau tai biến – Bài thuốc này có xuất xứ từ Trung Quốc sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người phương Tây cũng áp dụng.

Loại thuốc đắp này chỉ 15.000 đồng/gói, mỗi lần đắp 2 chân 2 gói, 10 lần 20 gói chỉ hết 300.000 đồng. Cộng với tiền mua trứng gà, băng gạc y tế, tổng cộng cũng chưa đến 500.000 đồng. Theo khảo sát của Báo ĐS&HN, bài thuốc rẻ tiền, cách sử dụng đơn giản này rất có hiệu quả. Tuy nhiên, có một điều lạ là không ai nhận mình là chủ nhân của bài thuốc này.

Hồi sinh nhờ bài thuốc rẻ tiền bất ngờ

Ông Đan Mạnh Hùng, 70 tuổi, ở Quỳnh Mai (Hai Bà Trưng, Hà Nội), từng là cán bộ Công ty Dệt 8/3 nay đã nghỉ hưu, đã phát hiện bị huyết áp cao nhưng do chủ quan nên không theo dõi và thuốc thang đều đặn. Đầu năm 2013, một lần đi tập văn nghệ, vừa rời khỏi nhà thì đầu óc ông quay cuồng, rồi ngã quỵ giữa đường. May được hàng xóm phát hiện, sơ cứu rồi đưa về nhà cạo gió và cho uống thuốc, nhưng không thuyên giảm. “Lúc đó, gia đình tôi mới hốt hoảng đưa vào viện Thanh Nhàn cấp cứu. Sau một tháng nằm viện, sức khỏe ổn định nhưng do đưa vào viện muộn nên bị liệt nửa người, không đi lại được”, ông Hùng nhớ lại.



Ra viện, gia đình lại mời riêng bác sĩ phục hồi chức năng đến tận nhà tập cho ông suốt mấy tháng liền kết hợp với uống thuốc tây mà bệnh vẫn không tiến triển. Sau đó, nghe mọi người ông lại chuyển sang châm cứu, bấm huyệt. “Châm cứu được 1 tuần, ông ấy kêu đau, sợ kim nên không chịu châm tiếp. Ngừng châm cứu được ít hôm thì có người mách lên Bắc Giang cắt thuốc về uống. Hai vợ chồng lên đó cắt luôn 30 thang về uống một tháng. Sau đó tiếp tục cắt thêm 60 thang nữa, tổng cộng 90 thang thuốc sau 3 tháng điều trị, chưa kể chi phí nằm viện điều trị cả tháng, thuê bác sĩ tập vật lý trị liệu, châm cứu… lên đến cả trăm triệu đồng. Tuy nhiên, sức khỏe nhà tôi chỉ dừng lại ở việc chân tay có cảm giác, bước đi run rẩy phải có người dìu chứ chưa phục hồi hoàn toàn”, vợ ông Hùng kể lại.

Trong lúc đang tuyệt vọng vì bệnh tật thì một người bạn đã giới thiệu cho ông bài thuốc đắp chân có tác dụng hỗ trợ điều trị phục hồi sau tai biến mạch máu não của lương y Đỗ Thị Xuyến, 83 tuổi, ở Đinh Liệt (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sau hơn một năm điều trị đột quỵ – tai biến mạch máu não, giờ đây nhờ bài thuốc đắp chân rẻ tiền, tiện dụng ông Hùng lấy lại được “phong độ” như xưa.

Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, bất kỳ thuốc nào cũng có thể hợp với cơ địa người này nhưng không hợp với người kia. “Cá nhân tôi thấy bài thuốc rất tuyệt vời, cho đến bây giờ khi đã đi lại bình thường, tôi vẫn đắp thuốc 2-3 lần/năm để giảm đau xương khớp, ổn định huyết áp và phòng tránh đột quỵ tái phát. Cũng phải nói thêm rằng, bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, bởi trong quá trình đắp thuốc, tôi vẫn sử dụng kết hợp thuốc tây và tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học. Bởi cùng một phác đồ điều trị giống như tôi nhưng không đắp thuốc thì nhiều người vẫn chưa đi lại được”, ông Hùng nói.


Bàn chân được ví như “trái tim thứ hai của cơ thể”.

Nguồn gốc ly kỳ của bài thuốc “quốc tế”

Tuy nhiên, khi tiếp xúc với chúng tôi, lương y Đỗ Thị Xuyến cho biết đó không phải là bài thuốc do mình sáng chế hay gia truyền. Bà biết bài thuốc này qua do Đại tá Trịnh Vinh Pha sưu tầm trong dân gian, bà chỉ phát triển và hoàn thiện thêm. Để tìm hiểu nguồn gốc bài thuốc này, chúng tôi đã tìm gặp dược sĩ Nguyễn Đức Châu -Trưởng nhóm Dự án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Aftercare.

Dược sĩ Châu cho biết: bài thuốc này có xuất xứ từ Trung Quốc, sau đó lan dần ra khắp nơi, bởi tính đơn giản dễ làm. Tuy nhiên do đồn thổi, lan truyền qua nhiều người nên bài thuốc đã bị biến tấu khá nhiều, từ thành phần đến hàm lượng đều đã bị thay đổi. Theo cuốn “Cổ Phương Thần Dược Trung Hoa” thì bài thuốc nguyên gốc như sau: “Đào nhân, Hạnh nhân mỗi vị 12g, Chi tử 3g, Hồ tiêu 7 hạt, Hạt quýt 14 hạt, tất cả nghiền nát trộn với lòng trắng trứng, mỗi đêm phết vào huyệt Dũng Tuyền để trị bệnh cao huyết áp, thông kinh lạc, giảm đau xương khớp nên chân tay cử động dễ dàng hơn”.

Bài thuốc trên sau đó đã lan truyền đến châu Âu, không riêng người châu Á mà cả người phương Tây cũng áp dụng. Tại Mỹ, Viện Nghiên cứu Phản xạ học quốc tế đang nghiên cứu sâu về phương pháp chữa bệnh bằng phản xạ bàn chân. Các nhà khoa học cho biết ở mỗi bàn chân có khoảng 7.000 đầu mút thần kinh và họ cũng chứng minh được sự liên quan giữa các vùng phản xạ ở chân với các cơ quan của cơ thể. “Khi nghiên cứu ứng dụng bài thuốc này, chúng tôi ghi nhận với những người cao huyết áp, cho hiệu quả rất tốt. Nó giúp hạ huyết áp chỉ sau 2 lần áp dụng cách nhau 1 tuần, sau đó một tháng áp dụng lại thì thấy huyết áp ổn định luôn. Cứ lặp lại mỗi tháng áp dụng 2 lần bài này thì có thể kiểm soát huyết áp khá tốt”, dược sĩ Châu cho biết.

Giải thích thêm về bài thuốc đặc biệt này, lương y Xuyến nói: Hạnh nhân có tác dụng đặc biệt đối với quá trình dẫn hạ khí huyết, thấu biểu tán tà khu phong, giải biểu. Chi tử có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, thông suốt “tam tiêu”. Đào nhân có tác dụng thông huyết ứ, hành khí. Hạt tiêu tính ấm nóng, có tác dụng ôn kinh tán hàn, làm ấm bụng, giảm đau, tiêu thực kích thích tự tiết dịch vị, kháng khuẩn diệt trùng, kích thích tiêu hóa, giảm đau, trị đau bụng do lạnh. Gạo nếp có tác dụng bổ trung, ích khí chữa tiêu khát, suy nhược cơ thể, ra mồ hôi trộm, tiêu chảy. Lòng trắng trứng gà chứa nhiều protêin và calo, làm tăng tiếp xúc hỗn hợp thuốc với vùng da của lòng bàn chân, giữ độ ẩm cho hỗn hợp thuốc ngấm sâu vào bên trong. Việc đắp thuốc vào lòng bàn chân có tác dụng giải độc, thanh lọc tà khí, khai thông huyết mạch, trục huyết ứ cho bộ não, thanh nhiệt, tá hỏa, giáng hỏa, chống tăng huyết áp, giảm áp lực mạch máu, chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.



Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Quách Tuấn Vinh – Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ và Phục hồi chức năng Minh Quang (Hà Nội) – cộng sự đắc lực từng giúp lương y Xuyến nghiên cứu hoàn thiện và phát triển bài thuốc này cho biết: “Không chỉ có tác dụng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị tai biến, giảm huyết áp, bài thuốc còn có tác dụng điều trị một số chứng bệnh như: tê chân tay, đau khớp, đau thắt ngực, đau lưng, đau vai gáy…Có thể đắp thuốc nhiều lần không gây tác hại gì, chỉ có lợi, mỗi lần đắp cả hai chân càng tốt. Mỗi lần đắp thuốc là một lần tác động đến các vùng phản xạ thần kinh và huyệt đạo. Những tác động đó cần nhắc lại, vì vậy có thể từ 7-10 ngày nên đắp lại một lần nữa. Đợt điều trị có thể từ 2-10 lần tùy bệnh nặng nhẹ. Mỗi năm có thể đắp thuốc 1-2 đợt để duy trì, nâng cao hiệu quả phòng chống đột quỵ và hỗ trợ điều trị sau tai biến”.

Cách làm và sử dụng
Bài thuốc đắp chân, hồi phục sau tai biến của lương y Đỗ Thị Xuyến gồm có: hạnh nhân, đào nhân, chi tử, hạt tiêu sọ trắng, gạo nếp được nghiền nhỏ với liều lượng nhất định đóng gói sẵn. Khi dùng, trộn với một lòng trắng trứng gà tươi, đắp vào gầm bàn chân rồi lấy băng y tế quấn lại. Để tránh cho thuốc vương vào chăn màn, quần áo, người bệnh có thể dùng thêm 1 miếng ni-lông quấn lại, để nguyên như vậy từ 7h tối đến 7h sáng hôm sau mới tháo ra. Nếu chân xuất hiện màu tím xanh, thuốc khô lại là hợp thuốc và đang có tác dụng, chỗ bị tím sẽ tự biến mất sau đó ít ngày. Mỗi lần đắp cách nhau 7 ngày và làm liên tục 10 lần.

Theo DSHN

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.