Ads Top

Bài thuốc diệt tận gốc bệnh ung thư gan hiệu nghiệm

Là kỹ sư nông nghiệp nhưng lại đam mê nghề thuốc, ông Trà Quang Doan (SN 1960, ngụ thôn Đại An, xã Đại Lãnh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) đã học hỏi bài thuốc chữa bệnh gan theo bí quyết của người Chăm - pa cổ xưa, mày mò rút ngắn công thức chế biến với mong muốn bài thuốc hiệu quả này được phổ biến đến khắp nơi.

Bài thuốc 19 loài cỏ cây

Theo ông Doan, gan là một “nhà máy lọc chất” trong cơ thể, thanh lọc chất độc, tiếp thu dinh dưỡng nuôi cơ thể. Khi chức năng gan yếu, cơ thể thường mệt mỏi, dẫn đến dễ dàng phát sinh nhiều bệnh tật. Phương pháp chữa bệnh của ông mang tính khoa học khi không dùng phương pháp bắt mạch, mà lấy kết quả chẩn đoán Tây y làm nền tảng. Bài thuốc trước đây của người Chămpa có khoảng 70 vị thuốc, sau này ông nghiên cứu rút gọn lại còn 19 loại, công dụng không đổi.


Với mong muốn được phổ biến bài thuốc, ông Doan không giấu tỷ lệ kết hợp.

Mười chín vị thuốc này bao gồm: Cây chum hoa (lục lạc ba lá) 10g, diệp hạ châu (cây chó đẻ) 10g, ngưu tất (cỏ xước) 10g, mã đề 10g, trinh nữ 10g, cỏ mực 5g, cỏ sữa 5g, hà thủ ô 5g, móng tranh 5g, lá lốt 5g, bạc thau 5g, cam thảo 5g, bồ ngọt (rau ngót) 5g, lạc tiên 5g, mần trầu 5g, mằn ri hoa tím 10g, rau má 5g, bướm bạc 10g, chìa vôi 5g.

Tổng trọng lượng các vị thuốc là 130g và tỉ lệ này phải chính xác thì bài thuốc mới có tác dụng như lời tác giả bài thuốc nói.

Ông Doan chia sẻ, thông thường lấy thuốc buổi trưa tốt nhất, bởi lúc này lượng tinh chất được cây quang hợp nhiều nhất, giữ được dược tính cao nhất. Trong một năm, ngày hái thuốc tốt nhất là ngày Hạ chí. Sau khi hái thuốc về, nên rửa sạch, sao qua trên chảo nóng, đem phơi nắng, hoặc sấy khô dùng dần. Ngoài cây bạc thau khi sao phải cho rượu, còn những vị thuốc khác đều sao bình thường.



Ông Doan có lời khuyên: Nên thực hiện công đoạn này càng nhanh càng tốt, bởi nếu để lâu, lượng dược chất có trong thảo dược bị giảm do khô héo. Thông thường một thang có thể đun để dùng thay nước uống hàng ngày, nhưng để đạt hiệu quả cao hơn nên sắc thành thuốc.


Cách nấu thuốc, theo ông Doan là khá đơn giản:


Ban đầu cho thuốc vào nồi, đổ xâm xấp nước, đun nhỏ lửa cho đến khi nước còn khoảng một bát (một chén ăn cơm). Lần thứ hai cũng làm tương tự, nhưng lượng thuốc còn lại chỉ còn 0,8 bát thì thành thuốc. Với mỗi thang thuốc, ngày uống hai lần, còn trẻ nhỏ có thể uống ½ thang. Ngoài ra, người bệnh cần có chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn các loại rau, qủa, giảm ăn chất béo, thức ăn chứa nhiều đạm.


Chữa bệnh không lấy tiền


Sinh ra trong một gia đình có 8 anh em, là anh cả nên cuộc đời ông Doan trải qua nhiều vất vả. Thấm thía cảnh nghèo, ông quyết tâm theo đuổi con đường khoa cử, năm 1981 thi đậu vào Khoa Trồng trọt, Trường Đại học Nông Nghiệp II (Tp Huế). Tốt nghiệp, ông xin về Quảng Nam phục vụ quê hương.

Nghề nghiệp của ông vốn gắn bó với những loại cây trồng, lại thêm ý thích nghiên cứu những loài cây thuốc nên

chàng kỹ sư đặc biệt lưu tâm đến những loài cây có công dụng chữa bệnh cứu người. Những cuốn sách y học cổ truyền luôn là sách “gối đầu giường”, như cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” ông nghiền ngẫm 30 năm nay đã rách cả gáy.

Điều tình cờ thú vị khác là trong dòng tộc nhà ông Doan, từ trước đến nay mỗi người lại sở hữu một bài thuốc riêng. Chú ông có bài thuốc chữa bệnh sỏi thận, mẹ ông sở hữu bài thuốc chữa thận nhiễm mỡ, chữa xương khớp; bản thân ông giỏi về chữa gan.

Những bài thuốc không để kiếm tiền, mà trong xóm có ai bị bệnh thì những lang y này tự nguyện đến giúp người bệnh, hái thuốc đem đến cho không. “Chúng tôi quan niệm bài thuốc của gia đình là để cứu người, không lấy tiền”, ông Doan nói. Không như nhiều người khác giữ riêng bí quyết bài thuốc gia truyền, ông lại sẵn sàng chia sẻ bí quyết chế bài thuốc, dẫn những người thích học nghề đi tìm cây thuốc, hướng dẫn tỉ mỉ cách pha chế.

Chỉ là “nghề” tay trái, và nỗi khổ của người bệnh khiến mình trăn trở nên với những người bệnh ở xa tìm đến, người đàn ông tốt bụng này thậm chí còn thu xếp nơi ăn chốn ở, dù hoàn cảnh gia đình mình không khá giả gì. Chuyện nhiều người ở xa nhờ ông bốc thuốc mà không hề biết mặt là chuyện thường.


Kỹ sư nông nghiệp yêu nghề thuốc Trà Quang Doan

Chị Ngô Thị Duyên (ngụ huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) cho biết: Trước đây em trai chị bị bệnh gan, lại hay uống rượu nên bệnh ngày càng nặng. Sau khi đã “vái tứ phương” mà chẳng mang lại hiệu quả, được mách bài thuốc của ông Doan, người bệnh nay đã chuyển biến tích cực: Da dẻ mềm trở lại, ăn được nhiều, tăng được khoảng 5kg, tinh thần tự tin hơn.

Vị kỹ sư nông nghiệp kiêm nghề thầy thuốc khuyên rằng mọi người nên có cách nhìn nhận lại những bài thuốc dân tộc, bởi một số người ở chính các nước phương Tây còn đang quay lại dùng thuốc nam và “người Việt nên biết phát huy, lưu truyền các bài thuốc dân tộc đem lại hiệu quả cao trong việc chữa bệnh, tránh lạm dụng vào thuốc Tây” như lời ông nói.

Cháo đông y – Món ăn cho người bệnh ung thư gan

Ung thư gan là một bệnh nguy hiểm, việc điều trị bệnh còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, người bệnh mắc bệnh ung thư gan vẫn cần được điều trị bệnh để hạn chế những đau đớn cũng như những biến chứng mà bệnh ung thư gan có thể gây ra cho người bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh thì bệnh nhân ung thư gan có thể suy giảm sức khỏe đáng kể bởi việc điều trị ung thư gan là rất lâu dài, sử dụng những loại thuốc kháng sinh liều cực cao có thể làm cho người bệnh bị suy nhược, đề kháng kém, do đó, người bệnh mắc bệnh ung thư gan cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể để nâng cao đề kháng và hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh.

Cháo đông y tốt cho người bệnh ung thư gan


Theo các bác sĩ chuyên khoa gan thì việc sử dụng các thành phần sẵn có từ các món ăn hàng ngày có sự kết hợp với các vị thuốc đông y theo đúng thành phần và liều lượng là nguồn cung cấp các dưỡng chất cho người bệnh và đây cũng là một yếu tố rất tốt cho việc hỗ trợ việc điều trị bệnh ung thư gan. Dưới đây là những món ăn có kết hợp với vị thuốc đông y mà các bác sĩ chuyên khoa gan cung cấp cho người bệnh:

- Cháo gan gà: Gạo 70g, gan gà 120g, trứng gà 1 quả, hạ khô thảo 20g, thảo quyết minh 10g. Hai vị thuốc sắc lấy nước nấu cháo với gạo. Trứng đánh đều cả lỏng trắng và lòng đỏ, trộn với gan (đã băm nhỏ). Khi cháo mềm cho hỗn hợp trứng – gan vào. Khi ăn, cho vào cháo một ít hành băm và ngò rí.

- Cháo bao tử nhím: Bao tử nhím 1 cái, gạo lức 50g, tam thất 5g, ngó sen 100g. Bao tử nhím làm sạch rồi ngâm với rượu trong 10 phút. Sau đó, vớt ra thái chỉ đem chiên sơ với dầu mè, một ít giấm đỏ rồi vớt ra để riêng. Tam thất, ngó sen sắc lấy nước đem nấu cháo gạo lức. Khi cháo sôi cho bao tử gạo vào, gia vị tuỳ thích.

- Cháo gạo lức củ ấu: Gạo lức 50g, ấu 30 củ. Gạo vo sơ, ấu tách bỏ vỏ; cả hai đem nấu cháo, chia ra ăn ngày 2 –3 lần. Ăn một đợt 3- 4 ngày rồi thay củ ấu bằng bán chi liên (50g). Sau 4 – 7 ngày thì thay bằng món cháo khác.

- Cháo hoài sơn: Gạo lức 60g, bột hoài sơn (củ mài) 60g, đậu cô-ve trắng 20g. Gạo lức nấu cháo cho sôi rồi cho bột hoài sơn và đậu cô-ve vào. Ngoài ung thư gan, món chào này còn tốt cho người bệnh tiểu đường.

Trên đây là những món ăn cho người bệnh ung thư gan mà các bác sĩ chuyên gan cũng cấp cho người bệnh, bệnh nhân khi mắc bệnh ung thư gan dù ở bất cứ giai đoạn bệnh nào thì cũng nên đến các trung tâm y tế để được khám bệnh và điều tị bệnh để khống chế những biến chứng mà bệnh có thể gây ra cho sức khỏe người bệnh.

Theo songkhoe.net

Không có nhận xét nào:

Được tạo bởi Blogger.