Bài thuốc đông y chữa bệnh trào ngược dạ dày rất hiệu quả
Trào ngược dạ dày là bệnh rất nhiều người Việt Nam mắc phải. Bạn hãy nhớ bài thuốc đông y dưới đây để chữa trị nhé!
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày) là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi các chất trong dịch dạ dày như: HCl, pepsin, dịch mật… bị đẩy ngược lên thực quản. Các dịch vị có tính axít này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày) là một bệnh tiêu hóa mãn tính, xảy ra khi các chất trong dịch dạ dày như: HCl, pepsin, dịch mật… bị đẩy ngược lên thực quản. Các dịch vị có tính axít này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trào ngược.
Ợ hơi là biểu hiện của trào ngược dạ dày.
Các triệu chứng trào ngược dạ dày
Người bệnh có thể dễ dàng được nhận biết thông qua các biểu hiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp như sau:
Ợ hơi: ợ hơi xảy ra bất cứ khi nào, cả những lúc ăn no, uống đồ uống có ga, sau khi ăn, ợ hơi không do yếu tố tác động nào và cần phân biệt với chứng ợ hơi sinh lý mỗi khi uống nước uống có ga.
Ợ chua, ợ nóng: dp axit dạ dày trào ngược lên có vị chua, cảm giác nóng rát cổ họng là những hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản thường gặp nhất.
Buồn nôn, nôn: người bệnh dễ bị buồn nôn khi đánh răng, khi đói hoặc khi ăn no,…
Đau, tức ngực
Nhiều nước bọt:
Khó nuốt: là do axit dạ dày thường xuyên bị trào ngược lên gây sưng tấy thanh quản dẫn đến khó nuốt, đau họng.
Đắng miệng cũng là một dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Khàn giọng, ho, hen, đau họng: axit dạ dày trào ngược lên thanh quản làm tổn hại tới cơ quan này gây ra hiện tượng bị viêm tấy
Bài thuốc đông y chữa trào ngược dạ dày
Bài 1
Nguyên liệu: tía tô 16g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, xương bồ 12g, hoàng kỳ 15g, hoài sơn 16g, biển đậu 16g, chỉ xác 10g, trần bì 10g, bạch truật (sao hàng thổ) 16g, đương qui 12g, sâm đại hành 16g, lá đắng 16g, lá lốt 12g, sinh khung 4g.
Cách dùng: Sắc uống 2 ngày 1 thang, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
Bài 2
Nguyên liệu: hoài sơn, liên nhục, ngũ gia bì mỗi vị 16g, tía tô 20g, bạch truật 16g, lương khung 12g, cam thảo 10g, phòng sâm 16g, chỉ xác 8g, bán hạ 10g, sinh khương 4g, cây ngũ sắc (sao vàng hạ thổ) 16g, bạch linh 12g, thủ ô chế 12g, lá đinh lăng (sao thơm) 12g.
Cách dùng: Cũng giống như bài 1 người bệnh nên sắc 2 ngày 1 thang thuốc , ngày uống 2 lần sau bữa ăn sẽ phát huy tác dụng.
Theo khỏe & đẹp
Không có nhận xét nào: